5 xu hướng mới cho ngành gia cầm năm 2021 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • 5 xu hướng mới cho ngành gia cầm năm 2021

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2020 là một năm với nhiều biến động, Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi gia cầm. Từ tình trạng thiếu nhân công đến gián đoạn trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Công nghệ mới có thể giúp giải quyết những vấn đề này và hướng tới cơ hội phát triển cũng như thành công trong tương lai.

    Robot thu gom rác thải, lông rụng và kích thích gia cầm vận động

     

    Dưới đây là 5 công nghệ đáng chú ý trong tương lai:

     

    Công nghệ Viễn thám

     

    Cảm biến có thể giúp hợp lý hóa quy trình thu thập dữ liệu cho gia cầm và công nhân, giúp gia tăng sự chính xác trong quá trình sản xuất gia cầm. Ví dụ, ở gia cầm các cảm biến có thể sử dụng để giúp ước tính trọng lượng và đo độ đồng đều của cá thể trong đàn. Chúng cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề lao động và cải thiện khả năng giữ chân người lao động, an toàn thực phẩm khi sử dụng cảm biến đeo cho nhân viên.

     

    Tự động hóa

     

    Tự động hóa có thể được sử dụng để thay thế lao động thủ công trong các trang trại gia cầm khi phải thực hiện các công việc có tính chất lặp đi lặp lại như kiểm tra phúc lợi gia cầm, tiêm phòng hay quản lý ổ đẻ. Trong các nhà máy chế biến, đã có những robot có thể lọc thịt, điều này có ý nghĩa lớn giúp những người công nhân có thể tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

     

    Trí tuệ nhân tạo

     

    Trí tuệ nhân tạo là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp sản xuất gia cầm nâng cao hiệu quả và giải quyết các thách thức về phúc lợi, sức khỏe. Công nghệ này có nhiều ứng dụng khả thi cho hoạt động chăn nuôi gia cầm. Ví dụ, các machine learning, camera thị giác và giám sát âm thanh giúp cải thiện phúc lợi của gia cầm, thông tin kịp thời đến bác sỹ thú y.

     

    Liên kết chuỗi

     

    Hiện nay, người tiêu dùng luôn muốn biết thực phẩm họ sử dụng được nuôi, cho ăn và sản xuất như thế nào. Blockchain giúp theo dõi và truy xuất các sản phẩm thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng, từ thực phẩm đến bàn ăn. Cách đơn giản nhất để giải thích về Blockchain là hình dung một chuỗi dữ liệu được liên kết một cách chặt chẽ và an toàn. Khi dữ liệu được lưu vào Blockchain sẽ không thể thay đổi được, nếu thay đổi kết quả dữ liệu sẽ kéo theo thay đổi dữ liệu của cả một chuỗi.

     

    Hệ vi sinh vật và khoa học đời sống

     

    Những tiến bộ trong di truyền, vi sinh, quản lý sức khỏe gia cầm, dinh dưỡng và hơn thế nữa giúp cải thiện việc quản lý đàn để chọn lọc những con có sức khỏe tốt. Trong y học loài người, hệ vi sinh vật có liên quan mật thiết đến mọi thứ, từ sức khỏe đường ruột đến bệnh béo phì và rối loạn tâm thần. Các nhà khoa học hiện đang áp dụng thử nghiệm điều này trên gia cầm, phát triển các chế phẩm sinh học giúp kiểm soát các bệnh về ký sinh trùng cũng như nhiều bệnh khác.

     

    Huệ Tây (biên dịch từ Wattagnet)

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.