6 xu hướng ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • 6 xu hướng ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để bắt kịp xu hướng thị hiếu đa dạng và cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi nên liên tục sáng tạo nhiều chủng loại và phẩm cấp độc đáo hơn.

     

    1. Đô thị hóa và truyền thông mạng tác động lên thị hiếu và hành vi tiêu dùng

     

    Xu hướng đô thị hóa nhanh, truyền thông mạng phát triển, cùng với thu nhập người dân được nâng cao đã làm thay đổi nhận thức, lối sống và hành vi người tiêu dùng thực phẩm. Nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc protein động vật chẳng những gia tăng về khối lượng tiêu thụ trên đầu người mà còn đa dạng về chủng loại và nhiều cấp chất lượng hơn.

    Góc nhìn từ thị trường,các tiêu chuẩnsản xuất thực phẩm an toàn, chuẩn VietGAP hay cao hơn như Global GAP…chỉ được người tiêu dùng xem là chuẩn canh tác nông nghiệp căn bản, mặc định đã là nhà sản xuấtthực phẩm thì buộc phải tuân thủ.Cho nên các nhà sản xuất cần nhận thức rằngchúng không phải là các tiêu chuẩn chất lượng độc đáo dùng để xây dựng chiến lược thương hiệu hay công cụ mạnh dùng để gia tăng sức cạnh tranh. Để bắt kịp xu hướng thị hiếu đa dạng và cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi nên liên tục sáng tạo nhiều chủng loại và phẩm cấp độc đáo hơn.

     

    2. Biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn nước ngầm

     

    Biến đổi khí hậu đã làm cho môi trường khắc nghiệt hơn, tác động tiêu cực lên thành tích, năng suất chăn nuôi. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi được đầu tư đồng bộ qui mô lớn với hệ thống chuồng kín, kiểm soát được tiểu khí hậu chuồng nuôi ra đời.Tuy nhiên, việc đầu tư theo mô hình này chỉ thích hợp cho nhà đầu tư có vốn lớn và gần như vượt ngoài tầm với của nhà chăn nuôi nhỏ lẻ, qui mô hộ gia đình.

    Biến đổi khí hậu cũng làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Một số vùng được qui hoạch dành cho chăn nuôi trước đây nhưng hiện nay trữ lượng nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng là mối nguy dẫn đến hoạt động của các trang trại gặp không ít khó khăn, một số trang trại đang trong nguy cơ phải đóng cửa trại. Bài học rút ra, các nhà qui hoạch cần nghiên cứu nguồn cấp nước sạch cho chăn nuôi đồng thời với việc qui hoạch vùng chăn nuôi (tương tự như qui hoạch đô thị) để không lệ thuộc vào nguồn nước ngầm như hiện nay.

     

    3. Dịch bệnh, an toàn sinh học và cách ứng xử theo lối mòn của chúng ta

     

    Tình hình đại dịch, như dịch tả heo Châu Phi, ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, dù cả nước đã dốc sức nhưng thiệt hại xảy ra trên ngành nuôi heo vừa qua là quá nghiêm trọng.Những trang trại heo còn trụ vững an toàn qua “cơn bão” dịch tả heo Châu Phi vừa qua đã cho chúng ta nhiều bài học giá trị về tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm túc và áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học.

    Để triển khai được việc này thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn và đồng bộ từ tổ chức giáo dục nhận thức cho lực lượng lao động trong trang trại, hệ thống vành đai an toàn sinh học nhiều bậc, quản lý chuỗi cung ứng và hệ thống vận tải, giao nhận hàng hóa, qui trình cách li sát trùng người và phương tiện, quản lý và luân chuyển đàn giống phù hợp, đến đầu tư qui hoạch, xây dựng chuồng trại nhà kín và trang thiết bị liên hoàn một chiều…

     

    Một thực trạng khác, rất nhiều người đã ứng xử với đại dịch theo lối mòn tư duy “giấu dịch”. Khi dịch bệnh xảy ra ở qhi mô nhỏ, phạm vi hẹp đã vì lợi ích riêng nhỏ nhoi mà ém thông tin và âm thầm bán chạy dịch sốthú nuôi đã nhiễm bệnh theo kiểu “vớt vát được đồng nào hay đồng nấy”. Một số không nhỏ thương lái đã tiếp tay dung dưỡng tình trạng “giấu dịch”, khi vô tình hay cố ý tiêu thụ súc vật đã nhiễm bệnh được “bán chạy dịch” này. Chừng nào lối mòn tư duy này còn tồn tại trong cộng đồng thì dịch bệnh còn hoành hành, dù ở mức độ âm ỉ chực chờ đe dọa hay bùng phát rầm rộ. Mọi nỗ lực áp dụng biện pháp an toàn sinh học của cộng đồng sẽ bị phá sản toàn tập, nếu chỉ chúng chỉ được “áp dụng quyết liệt” trên cửa miệng.

     

    4. Ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa và quản lý bằng công nghệ 4.0

     

    Ngày càng nhiều dự án trang trại chăn nuôi được đầu tư qui mô “khủng” với trang thiết bị công nghệ hiện đại, điều khiển tự động hóa và thâm canh ở mức độ rất cao, mọi qui trình kỹ thuật chăn nuôi truyền thống trước đây phải thay đổi để phù hợp với công nghệ mới. Theo xu hướng này, lực lượng lao động trong trang trại chăn nuôi sẽ là “số lượng ít mà tinh nhuệ”.

    Nếu không có sự chuẩn bị kịp thời và nghiêm túc cho xu hướng này, tình trạng thiếu lao động được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp để đáp ứng cho các trang trại chăn nuôi công nghệ cao là điều khó tránh khỏi. Khi kiến thức và kỹ năng người lao động không phù hợp thì dù hệ thống trang trại được đầu tư công nghệ cao đến đâu đi nữacũng khó lòng mang lại hiệu quả tốt như mong đợi.

     

    5. Xử lý chất thải chăn nuôi và ô nhiễm môi trường

     

    Khi đầu tư trang trại chăn nuôi qui mô lớn và thâm canh cao thì việc đầu tư thiết bị công nghệ xử lý chất thải triệt để và hữu hiệu,không gây ô nhiễm môi trường là điều cần được quan tâm nghiêm túc ngay từ đầu. Một số trường hợp, người ta cũng đầu tư trang trại thâm canh qui mô lớn, có thiết bị hiện đại để xử lý chất thải chăn nuôi, nhưng khi tính toán thông số kỹ thuật công suất đã không lường hết các tác động của biến đổi khí hậu về lượng mưa, ẩm độ không khí, dẫn đến không xử lý hết chất thải, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường.

    Nguồn gây ô nhễm môi trường nguy hiểm khác, đáng lưu tâm ngoài chất thải chăn nuôi, là xác súc vật chết. Khi súc vật bị bệnh chết số lượng nhỏ thì cho vào lò thiêu đốt theo qui định. Khi số lượng lớn súc vật chết do dịch bệnh như dịch cúm gia cầm hay dịch tả heo Châu Phi thì hầu như được các cơ quan chức năng hướng dẫn áp dụng “đào hố chôn lấp” xem như giải pháp tiêu hủy có chi phí thấp nhất. Dù có rải vôi hay che đậy gì đi nữa thì việc chôn lấp hàng triệu con súc vật bị dịch bệnh cùng lúc xuống đất vẫn là nguồn ô nhiễm trực tiếp vào nước ngầm mà ai cũng nhìn thấy và dự báo gây ra nhiều hệ lụy khó lường.Bài toán rất lớn này được đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà khoa học môi trường tìm kiếm xem có giải pháp nào khả thi hơn, an toàn hơn cho môi trường trong tương lai để thay thế giải pháp chôn lấp súc vật bị bệnh dịch như hiện nay.

     

    6. Xuất nhập khẩu thịt và các sản phẩm chăn nuôi – một xu hướng giao thương tất yếu

     

    Sân chơi thị trường thế giới đã mở toang, hàng loạt hiệp định tự do thương mại đã được chính phủ ký kết với nhiều cộng đồng thị trường. Việc hội nhập và giao thương hàng hóa, trong đó có sản phẩm chăn nuôi, giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới là xu hướng tất yếu. Các dòng thuế nhập khẩu theo lộ trình đang và sẽ còn giảm sâu xuống, nếu doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi không chuẩn bị các giải pháp ứng xử phù hợp thì rất nhiều ngành hàng, đặc biệt ngành hàng nông sản và chăn nuôi sẽ bị tổn thương ít hay nhiều trong quá trình hội nhập.

    Khi thuế nhập khẩu không còn là rào cản để bảo hộ hàng nông sản và sản phẩm chăn nuôi trong nước thì các hàng rào kỹ thuật và thương hiệu được xem là các “công cụ” bảo hộ thay thế được xét đến. Hàng rào kỹ thuật đã và sẽ được các chuyên gia luật pháp và kỹ thuật ráo riết nghiên cứu và thiết lập.

     

    Theo xu hướng này, doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi trong nước luôntrông chờ cơ quan quản lý nhà nước tạo sân chơi minh bạch giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước. Vì lợi ích của người tiêu dùng và nhà chăn nuôi trong nước, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặc chẽ và nghiêm ngặt hơn nữa đối với các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu, chẳng hạn, chỉ cho nhập khẩu các sản phẩmchính phẩm còn hạn sử dụng trên 180 ngày trở lên tính từ lúc về đến cảng Việt Nam, không cho nhập phụ phẩm tươi như nội tạng (bất kể dùng cho mục đích tiêu thụ gì)…

     

    Theo xu hướng trên, trong tương lai, các trang trại chăn nuôi qui mô nhỏ lẻ thiếu vốn đầu tư hệ thống an toàn sinh học bài bản và chiến lược kinh doanh liên hoàn thì khó bề tồn tại nếu cứ đứng riêng lẻ và tổ chức chăn nuôi theo mô hình cũ. Mặt khác, về mặt vĩ mô an sinh xã hội, các nhà hoạch định chính sách quốc gia cần tính đến việc thiết lập chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ này, giúp họ chuyển đổi sinh kế, khi nghề chăn nuôi không còn nuôi sống được gia đình họ.

     

     

    Ths Nguyễn Văn Ngà

    Công ty TNHH Agrocom Việt Nam

                                                                                                           

    Trong bối cảnh đó, về phần mình doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi buộc phải tìm kiếm và sáng tạo mô hình phù hợp xu hướng, thiết lập chiến lược kinh doanh và xây dựng thương hiệu mạnh để cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững. Kính chúc mọi người năm mới an khang, thịnh vượng và phát triển.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.