An toàn sinh học: Chú ý lối đi trong trang trại - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • An toàn sinh học: Chú ý lối đi trong trang trại

    Trong bài viết này chúng tôi nhấn mạnh những cách khác nhau của việc phân chia khu vực bẩn và sạch ở lối ra vào của công nhân trong trại heo. Đây là nơi an toàn sinh học bắt đầu. Quy trình cho khu vực này đơn giản và dễ thực hiện sẽ làm tăng hiệu quả của quy trình an toàn sinh học trong trại.

     

    Lối vào cho nhân viên trong trại là một trong những nơi thường xuyên sử dụng nhất trong trại heo, mỗi lần có người đi từ khu vực bẩn sang khu vực sạch sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ truyền lây mầm bệnh. Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tạp nhiễm là mục đích của mọi quy trình ra vào trại. Bất kể thiết kế lối ra vào nào thì mỗi thiết kế đều nên phân chia rõ ràng khu vực bẩn và khu vực sạch. Nhưng làm thế nào để phân chia những khu vực này ? Nhân viên nên di chuyển từ khu vực này sang khu vực tiếp theo như thế nào ? Cách để theo dõi kết quả của quy trình và liên tục cải thiện quy trình ? Hãy cùng khám phá một số ý tưởng đang được sử dụng trong công nghiệp chăn nuôi heo dưới đây:

     

    Phòng tạp nhiễm ở khu vực bẩn

     

    Cách tốt nhất để ngăn chặn tạp nhiễm chéo ở cửa ra vào của công nhân là hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tạp nhiễm của khu vực bẩn bên ngoài trại ngay từ ban đầu. Quan trọng nhất là phải giữ cho xe cộ của khách thăm trại phải sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài. Xe của cả nhân viên và khách thăm trại nên được đỗ ở khu vực dành riêng cho đỗ xe cách xa khu vực chăn nuôi. Sau khi đỗ xe ở khu vực được chỉ định, đặc biệt khuyến cáo cho khách thăm là phải sử dụng một lớp lót giày bằng nilon khi họ bước từ xe xuống, không được để giày của họ đi trực tiếp trên nền. Lớp bọc giày này giúp bảo vệ những khu vực khách đi qua không bị tạp nhiễm mầm bệnh có thể bám trên giày của họ cho đến khi kết thúc chuyến thăm và trở về xe. Cách này còn giúp ngăn chặn sự tạp nhiễm mầm bệnh sang giày ủng trong trại ở khu vực chăn nuôi. (hình 1)

    Hình 1: Giày bằng nilon giúp ngăn chặn sự ô nhiễm chéo từ giày,ủng.

     

    Các xác định khu vực bẩn, sạch và đi qua các khu vực này

     

    Khu vực bên trong (sạch) và bên ngoài (bẩn) của lối đi luôn được giữ vệ sinh và được sắp xếp hợp lý. Vật liệu phủ trên nền và tường nên chọn loại bền và dễ vệ sinh/sát trùng. Cách thức đi qua từng khu vực bẩn, sạch để ra vào khu vực chăn nuôi nên được chỉ dẫn rõ ràng bằng các biển báo hoặc biển hướng dẫn sẽ khiến cho việc thực hiện dễ dàng và tuân thủ hơn. Hầu hết các lối ra vào đều được thiết kế có ranh giới rõ ràng. Quần áo và giày ủng có nguy cơ tạp nhiễm mầm bệnh (đồ bẩn) được cởi bỏ và để ở mặt bên ngoài (khu vực bẩn) của lối đi, quần áo và giày ủng sạch được mặc và để ở mặt bên trong (khu vực sạch). Có nhiều cách để tạo ranh giới giữa các khu vực, ví dụ:

     

    1. Đường màu đỏ: Sơn đường ranh giới màu đỏ trên sàn. Khu vực rửa tay cần phải có ở điểm trước khi vào khu chăn nuôi (hình 2). Cách này giá thành thấp nhưng nguy cơ tạp nhiễm chéo cao.

    Hình 2: Phân chia khu vực bằng đường sơn màu đỏ ở chuồng nuôi heo thịt

     

    2. Hàng rào vật lý: Ví dụ như hàng rào bằng ghế dài hoặc bức tường ngăn (hình 3). Có bệ rửa tay đặt ở khu vực trung gian. Thiết kế này thường được gọi là “lối đi Danish” (hình 4). Cách này chi phí vừa phải, phân chia rõ ràng hơn và nguy cơ tạp nhiễm thấp hơn.

    Trái: sử dụng phân chia vật lý giữa các vùng. Quần áo và giày dép ngoài được để ở bên ngoài của tường ngăn.

     

    Phải: Lối đi Danish. Phân chia giữa các vùng bằng ghế dài. Khu vực rửa tay đặt ở khu vực chuyển tiếp.

     

    3. Hàng rào bằng phòng tắm: Một phòng tắm sát trùng được thiết kế theo tiêu chuẩn làm rào chắn giữa khu vực sạch và bẩn phải có lối vào ở một phía và lối ra ở phía đối diện. Phòng tắm phải đảm bảo tất cả đồ bên ngoài (quần áo, giày dép) được cởi bỏ và nhân viên tắm sát trùng toàn thân trước khi đi vào khu vực sạch. Hệ thống thoát nước ở khu vực tắm cần được theo dõi thường xuyên để ngăn tạp nhiễm. (hình 5).

    Hình 5: Phân chia vật lý giữa khu sạch và khu bẩn bằng phòng tắm

     

    Đánh giá và cải thiện quy trình liên tục

     

    Với bất cứ một chương trình an toàn sinh học nào, tôi luôn khuyến khích người chăn nuôi và bác sỹ thú y rằng phải liên tục đánh giá hiệu quả và sự tuân thủ theo quy trình. Bột huỳnh quang được sử dụng rộng rãi trong nhân y để đánh giá quy trình ngăn chặn sự tạp nhiễm môi trường khi không sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân. Trong chăn nuôi heo, bột này được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quá trình làm sạch và sát trùng phương tiện vận chuyển cũng như các biện pháp an toàn sinh học ở lối ra vào trang trại heo. Một nghiên cứu (bởi Anderson và cs, 2018) đã sử dụng bột huỳnh quang phát sáng dưới tia UV (hình 6) để so sánh mức độ tạp nhiễm môi trường bởi con người khi sử dụng các lối ra vào bằng hình thức khác nhau như lối vào được ngăn cách bằng ghế dài, lối vào được ngăn cách bằng phòng tắm. Đúng như dự đoán, kết quả từ nghiên cứu này chứng minh rằng việc bổ sung một chiếc ghế dài ở khu vực bẩn đã giảm đáng kể nguy cơ tạp nhiễm do nhân viên trước khi vào phòng tắm.

    Hình 6: Bột huỳnh quang phát sáng dưới tia UV chứng tỏ đã bao phủ toàn bộ bề mặt tay người.

     

    Tóm lại

     

    Khi vào một cơ sở chăn nuôi heo sẽ có một số cách để giảm nguy cơ truyền lây mầm bệnh. Bất kể lựa chọn cách nào thì khu vực bẩn và sạch phải được phân chia rõ ràng và các cách để đi qua mỗi khu vực cần phải thực tế và được truyền thông rõ ràng cho nhân viên để an toàn sinh học luôn được đảm bảo hiệu quả liên tục. Tìm ra những phương pháp mới để đánh giá hiệu quả của quy trình cũng có thể giúp đào tạo nhân viên và cải thiện quy trình (ví dụ bột huỳnh quang).

     

     

    VietDVM team biên dịch (theo Pig333)

    Nguồn: VietDVM

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.