Bản đồ ứng dụng chẩn đoán Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bản đồ ứng dụng chẩn đoán Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS)

    Hiểu được tình trạng hiện tại của đàn gia súc là điều tối quan trọng để phát triển thành công và thực hiện chương trình kiểm soát Hội chứng suy giảm hô hấp và sinh sản – (Hay còn gọi là bệnh tai xanh) (PRRS -Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome).

     

    Nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả một trạng thái PRRS; như dương tính, âm tính, giả vờ (naïve), hoạt động, lâm nguy (shedding), ổn định, không lâm sàng, v.v… Tuy nhiên chúng thường không được định nghĩa rõ ràng, dẫn đến sự thiếu rõ ràng về tình trạng thực sự của đàn. Vì thế cần có một định nghĩa rõ ràng và một “ngôn ngữ” phổ thông dành cho bác sĩ thú y và các nhà chăn nuôi về tình trạng đàn gia súc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông hướng tới việc kiểm soát PRRS trong một đàn cũng như là cho cả ngành chăn nuôi lợn. Bài báo này sẽ đề cập đến các định nghĩa được đề xuất và thông qua bởi Hiệp hội các Bác sĩ Thú y Hoa Kỳ được công bố năm 2011 bởi Holtkamp và CS và thảo luận việc áp dụng thực tế chẩn đoán PRRS để xác định được trạng thái thực của PRRS.

    Chẩn đoán PRRS được sử dụng để xác định hiện trạng đàn vật nuôi

     

    Hai phương pháp chẩn đoán phổ biến để xác định PRRS là: Xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên.Xét nghiệm kháng thể cung cấp thông tin về việc tiếp xúc với virut PRRS. Thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) là thử nghiệm kháng thể được sử dụng rộng rãi nhất đối với PRRS ở Hoa Kỳ. Các kết quả kiểm tra dương tính chỉ ra sự tiếp xúc hiện thời và trước đó với PRRS, hoặc ở những lợn con, kháng thể có nguồn gốc từ lợn mẹ đã phơi nhiễm với virut này. Tuy nhiên, thử nghiệm này không cung cấp bất kỳ thông tin nào về khung thời gian lây nhiễm; có nghĩa là một con vật dương tính có thể đã bị nhiễm vào tháng / năm trước.

     

    Ngược lại, xét nghiệm kháng nguyên cho phép chúng ta phát hiện kháng nguyên virut PRRS thực sự. Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có thể được thực hiện trên các loại mẫu khác nhau bao gồm huyết thanh, tinh dịch, tăm bông (blood swab) và nước dãi. Kết quả xét nghiệm dương tính với PCR cho biết sự phát tán virus có từ một cá thể hay từ một quần thể. Nói cách khác, các kết quả xét nghiệm dương tính xác định được nguồn lây nhiễm PRRS vì các động vật dương tính hiện đang bị nhiễm bệnh.

     

    Để xác định được hiện trạng của một đàn lợn, 2 loại chẩn đoán này phải được sử dụng kết hợp hài hòa. Đo lường phơi nhiễm, ELISA, đưa ra một cái nhìn khái quát tổng quát về nhiễm trùng, trong khi đo lường của sự lâm bệnh, PCR xác định được cá thể hoặc quần thể đang bị nhiễm tại thời điểm ta lấy mẫu.

     

    4 hạng phân loại đàn vật

     

    Áp dụng các phương pháp xác định phơi nhiễm và đổ bệnh với đàn vật nuôi sẽ cho chúng ta 4 hạng như sau:

     

    1. Dương tính không chắc (Positive unstable). Đây là hạng mặc định trong phân loại PRRS, với đặc trưng là biểu hiện phơi nhiễm và đổ bệnh không rõ ràng. Xếp vào hạng này là các đàn vật đã được xác nhận phơi nhiễm với xét nghiệm ELISA và PCR cho kết quả dương tính. Giai đoạn này bao gồm những đàn lợn có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng về nhiễm PRRS, cũng như những đàn đang xuất hiện trên con đường phục hồi về mặt lâm sàng.

     

    2. Dương tính ổn định (Positive stable). Từ “dương tính” ám chỉ một đàn vật có bằng chứng phơi nhiễm. Tình trạng đổ bệnh của đàn vật không chắc chắn. Từ “chắc chắn”, trong trường hợp này, không những chỉ chỉ ra hình ảnh lâm sàng, mà còn cho biết là các cột mốc đã được đáp ứng để ghi lại một khoảng thời gian mà không có ngả bệnh; hiểu rằng việc chấm dứt hoàn toàn trạng thái đổ bệnh có thể không chính xác. Những đàn này phải có 90 ngày xét nghiệm tiến hành tối thiểu 4 lần, cách nhau 30 ngày với PCR cho kết quả âm tính.

    3. Âm tính tạm thời (Provisional negative): Hạng này chỉ áp dụng cho đàn vật làm giống và cũng là một hạng chuyển tiếp cho đàn vào cuối con đường dẫn đến tình trạng âm tính PRRS. Các đàn trong hạng này không có bằng chứng về sự lâm bệnh, nhưng vẫn có gia súc lớn tuổi có kết quả dương tính ELISA cho thấy sự phơi nhiễm trước. Các đàn đạt được hạng này khi lớp con thay thế âm tính với ELISA 60 ngày sau khi nhập đàn.

     

    4. Âm tính: Hạng này áp dụng cho đàn vật không có bằng chứng về phơi nhiễm hoặc lâm bệnh; âm tính PCR và ELISA.

     

    Các hạng này được áp dụng ở Hoa Kỳ, nhưng có thể được sửa đổi để thể hiện thực hành quản lý, hoặc các biện pháp can thiệp để đảm bảo kiểm soát PRRS trên một đàn vật cụ thể. Hai ví dụ phổ biến về điều này là ” không ổn định dương tính – được tiêm chủng với virus đã biến dạng” và ” ổn định dương tính – loại bỏ đang xẩy ra”. Những sửa đổi này cấp cho bác sĩ thú y và các nhà chăn nuôi không chỉ phân loại, mà còn là một ý tưởng về kế hoạch để đạt được kiểm soát PRRS trong đàn. Những hạng này áp dụng cho tất cả đàn lợn giống. Các đàn lợn vỗ béo đang được nuôi “ngoài trại chính – Off-site” ở ​​2 -3 nơi đơn giản chỉ được phân hạng là dương tính (đổ bệnh và / hoặc phơi nhiễm dương tính) hoặc âm tính (đổ bệnh và phơi nhiễm khi phơi nhiễm không có chứng cứ miễn dịch có nguồn gốc từ mẹ sang PRRS).

     

    Lộ trình: Sử dụng “cổng chẩn đoán” theo cách tiếp cận tổng thể để xác định tình trạng đàn gia súc. Một cách tiếp cận thực tiễn và có hệ thống để xác định tình trạng hiện tại trong lứa đẻ để kết thúc đàn phải xem xét các loại trên, cũng như kiến ​​thức về chuỗi nhiễm trùng.

     

    Thực tế chúng tôi hiểu rằng nếu có “dòng lên – up-stream” mắc PRRS (dương tính PCR) trong một đàn mà các “dòng xuống – down-stream có thể, hoặc sớm trở thành, phơi nhiễm và có khả năng lâm bệnh. Với khái niệm này trong tay, tôi đề xuất khái niệm “cửa chẩn đoán” tại các điểm khác nhau trong chuỗi nhiễm bệnh để hiểu được điểm cao hơn nơi có thể phát hiện nhiễm PRRS.

     

    Các cổng chẩn đoán là: Nguồn tinh dịch – Thay thế lợn con – Lợn con khi sinh – Con lợn con cai sữa

     

    Kết luận và Khuyến nghị

     

    Một kế hoạch chẩn đoán thích hợp để đánh giá việc đổ bệnh và phơi nhiễm là cần thiết để xác định chính xác tình trạng hiện tại của một đàn. Đây là một bước quan trọng vì nó xác định điểm xuất phát của quá trình PRRS.

     

    Biên dịch: Võ Văn Sự

    Nguồn: Viện Chăn nuôi

    2 Comments

    1. Dũng

      Hệ thống iiPCR POCKIT – Chẩn đoán nhanh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ngay tại trại nuôi, giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt mầm bệnh – Liên hệ: Mr Dũng – 0865685765

    2. Thảo

      Sau khi lấy mẫu định kì kiểm tra PRRS thì thấy có 4 trường hợp xảy ra, trường hợp 1: kháng nguyên (+) trên 25%, kháng thể (+). Trường hợp 2: kháng nguyên (+) dưới 25%, kháng thể (+).
      Phân tích và đưa ra phương pháp xử lý

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.