Biên lợi nhuận ròng của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nhóm dẫn đầu thị trường nội địa xấp xỉ 12%, nhưng giảm mạnh so với trước đây do chi phí tài chính tăng cao.
Ảnh minh họa
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (MCK: ANC) cho thấy, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 10.569 tỷ đồng và 1.281 tỷ đồng, tương ứng mức tăng khoảng 66% so với năm trước.
Theo số liệu công bố trước đó, thức ăn cho heo đóng góp 91,2% vào cơ cấu doanh thu phân theo sản phẩm. Như vậy, bình quân mỗi ngày mặt hàng này mang về cho công ty hơn 26 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ước đạt 3,2 tỷ. Nguồn thu còn lại đến từ thức ăn cho gia cầm và premix (hỗn hợp các vitamin và vi lượng thiết yếu để cân bằng dinh dưỡng cho thức ăn chăn nuôi).
Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 64.071 đồng. Hệ số biên lợi nhuận ròng năm qua xấp xỉ 12%, tuy vẫn ở mức phổ biến đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng so với kết quả của công ty trong giai đoạn 2012-2015 thì con số này giảm đột biến. Nguyên nhân xuất phát từ việc công ty sử dụng nguồn vốn vay rót vào các dự án lớn khiến chi phí tài chính tăng mạnh.
Bên cạnh đó, các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng đều tăng đáng kể. Điển hình như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng hơn 470 tỷ đồng do công ty tăng cường chiết khấu và khuyến mại, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ bán hàng. Tính đến cuối năm, tổng nợ phải trả tăng hơn 6.300 tỷ đồng. Trong đó, nợ dài hạn tăng 54 lần so với năm trước, lên mức 2.480 tỷ đồng do phát sinh khoản vay và phát hành trái phiếu.
Công ty đang vận hành 5 nhà máy với công suất khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm, trong đó dòng sản phẩm cám đậm đặc và cám tổng hợp cho đầy đủ các giai đoạn phát triển của heo chiếm tỷ lệ áp đảo. Ước tính sản lượng chiếm khoảng 9% thị trường nội địa.
Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế tiền thân là doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư Malaysia và Việt Nam, thành lập từ năm 2003 với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên đặt tại Đồng Nai. Đây là công ty con của Masan Nutri-Science, đơn vị sở hữu thương hiệu thức ăn gia súc “Con Cò”.
Phương Đông
Nguồn: VnExpress
- cách chăn nuôi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
Tin mới nhất
T2,08/08/2022
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất