Bệnh chướng hơi dạ cỏ và cách phòng, trị - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh chướng hơi dạ cỏ và cách phòng, trị

    Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép tim và phổi dẫn đến cản trở tuần hoàn, hô hấp.

     

    1. Nguyên nhân

     

    Do gia súc ăn nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhày như rau lang, rau muống non… đã lên men sinh hơi nhanh, gia súc không kịp thoát hơi gây chướng căng dạ cỏ. Đặc biệt, vào mùa khô, gia súc ăn nhiều thức ăn khô như rơm, cỏ khô, nên hệ vi sinh vật dạ cỏ thích nghi với tiêu hóa nhiều thức ăn khô, đến đầu mùa mưa, gia súc ăn nhiều cỏ non đột ngột sẽ gây bệnh.

     

    Có thể kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng…

    Bệnh chướng hơi dạ cỏ và cách phòng, trị

    2. Triệu chứng

     

    Bệnh xảy ra rất nhanh, gia súc khó chịu, bồn chồn, bụng chướng căng, mất hõm hông bên trái, có thể cao hơn cột sống. Gõ vào bụng có âm trống.

     

    Gia súc hay quay đầu về phía sau, có cảm giác đau đớn

     

    Gia súc thở rất khó, dạng hai chân trước, hô hấp tăng, tim đập nhanh, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt, mũi, hậu môn xung huyết, sau đó tím bầm.

     

    3. Điều trị

     

    Trước tiên, cho gia súc nhịn ăn, đứng 2 chân trước lên cao hoặc đi lên dốc để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.

     

    Sau đó, cho gia súc uống 1 trong các loại dung dịch:

     

    + Dung dịch MgSO4 với liều 50-100g/con hòa với 0,5 – 1 lít nước.

     

    + Nước dưa chua: 0,5 – 1 lít.

     

    + Bia hơi: 0,5-2 lít.

     

    Đồng thời, xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. Có thể giã gừng tẩm vào rơm, vải thô, chà sát liên tục 30 – 60 phút ở hông bên trái. Làm như vậy nhiều lần nhằm tăng nhu động dạ cỏ.

     

    Nắm lưỡi gia súc kéo nhịp nhàng lệch về một bên nhiều lần để kích thích ợ hơi.

     

    Có thể dùng ống mềm (bằng cao su hoặc nhựa mềm) thông qua thực quản vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ấn mạnh vào hõm hông trái để hơi thoát ra ngoài. Moi phân ở trực tràng ra để thoát hơi.

     

    Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách tiêm Pilocarpine (đối với bệnh chướng hơi kế phát sau bệnh liệt dạ cỏ); tiêm thuốc trợ sức, trợ lực, liều theo hướng dẫn của hãng thuốc.

     

    * Nếu dùng các biện pháp trên không hiệu quả, dạ cỏ vẫn chướng căng, nguy hiểm đến tính mạng gia súc thì phải cấp cứu bằng cách chọc troca.

     

    – Sát trùng vị trí giữa hõm hông trái của gia súc, chọc mạnh troca qua thành bụng, rút lõi từ từ, bịt đầu thoát của troca để hơi thoát từ từ, nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, gia súc bị sốc có thể chết.

     

    – Giữ troca cho hơi ra hết, để gia súc khỏe lại, khi rút troca phải cho lõi vào, để thức ăn không tiếp xúc vết thương gây viêm phúc mạc.

     

    – Dùng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng như Gentamycin, Ampicillin, Penicillin, Cefamicin tiêm hoặc bơm thẳng vào dạ cỏ. Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc.

     

    4. Phòng bệnh

     

    Không cho gia súc ăn quá nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhày như rau lang, rau muống non, thức ăn dễ lên men, sinh hơi khác.

     

    Khi thay đổi thức ăn nên thay đổi từ từ để gia súc kịp thích nghi, không bị rối loạn tiêu hóa.

     

    Khi gia súc mắc bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng… cần kịp thời điều trị để tránh kế phát bệnh chướng hơi dạ cỏ.

     

    Liên Hương

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.