Bệnh Gumboro trên gà - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh Gumboro trên gà

    Bệnh Gumboro (Infections burasal disease- IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây hậu quản nghiêm trọng. Bệnh xảy ra từ 1 – 12 tuần tuổi, nhưng sảy ra mạnh nhất ở 3- 6 tuần tuổi. Động vật cảm thụ là tất cả các giống gà.

     

    Virus gây bệnh Gumboro

     

    Bệnh do virut thuộc họ Binaviridae là một vi rút ARN 2 sợi. Virut có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường. Sử dụng thuốc sát trùng Cloramin cho hiệu quả cao nhất. Khi virut tồn tại ngoài môi trường nó tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm nên cần có biện pháp để chống chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.

    Con đường lây lan

     

    – Lây từ mẹ sang con.

     

    – Lây theo đường thức ăn, qua không khí.

     

    – Lây qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi.

     

    Khi virut xâm nhập cơ thể nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.

     

    Biểu hiện khi gà mắc bệnh

     

    Gà có những biểu hiện ban đầu sau nhiễm virus 2 – 3 ngày (thời gian ủ bệnh), sau đó có các biểu hiện bên ngoài như:

    – Ủ rũ, giảm ăn, lông xù, run rẩy tụ lại thành từng đám.

     

    – Tự mình quay lại cắn vào hậu môn.

     

    – Tiêu chảy phân trắng có bọt, nhiều trường hợp có lẫn cả máu.

    Phân gà mắc bệnh Gumboro

     

    Biểu hiện khi mổ khám gà bệnh:

    Xác chết bẩn, chân khô

    Gà bị xuất huyết cơ ngực

    Gà bị xuất huyết cơ

     

    – Túi Fabricius sưng to tới ngày thứ thì 5 teo nhỏ.

     

    – Thận có chứa nhiều muối urat.

     

    Túi Fabricius của gà mắc bệnh

     

    Chẩn đoán phân biệt

     

    Ta cần chẩn đoán phân biệt bệnh Gumboro với một số bệnh khác dựa vào các triệu chứng và bệnh tích:

     

    -Bệnh Newcastile

     

    -Bệnh Cúm gia cầm

     

    -Bệnh tụ huyết trùng

     

    Kiểm soát bệnh Gumboro

     

    Ngoài việc sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trong trại ta cần chú ý tới biện pháp sử dụng vaccine phòng bệnh. Sử dụng vaccine cho hiệu quả cao nhất, lựa chọn vaccine cho trại là điều quan trọng nhất, cần lựa chọn một trong 2 lịch dưới đây.

     

    Lịch vacxin cho vùng bình thường

    Ngày   Chủng vacxin
     10 -12  Chủng vacxin trung bình +
    18 -20   Chủng vacxin trung bình

    Lịch vacxin cho vùng có áp lực bệnh gumboro cao

     Ngày  Chủng vacxin 
     5 – 7  Chủng vacxin trung bình
     12 – 15  Chủng vacxin trung bình +
    20 – 22   chủng vacxin trung bình

     

    Ngoài ra ta cần chú ý tới sức khỏe đàn gà khi làm vaccine, chủng virus, công ty sản xuất, nhà phân phối, bảo quản vaccine, kỹ thuật làm vaccine sao cho co hiệu quả cao nhất.

     

    Xử lý khi gà mắc bệnh Gumboro

     

    – Bệnh do viruts gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. 

     

    – Ta cần phát hiện gà bệnh càng sớm càng tốt và chẩn đoán chính sác bệnh Gumboro.

     

    – Việc đầu tiên khi sử lý bệnh Gumboro là không sử dụng kháng sinh.

     

    – Nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, đường, vitamin, hạ sốt cho gà…

     

    VietDVM team

    Nguồn: VietDVM

     

    11 Comments

    1. Hồ Anh Tuấn

      Làm sao để phân biệt chính xác được bệnh Gumboro ạ

    2. Nguyễn Thị Kim Tuyền

      Ngoài những triệu chứng như: Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực (Gum, Cúm); xuất huyết ở vành tim, cơ tim, tim bơi trong dịch thẩm xuất huyết màu vàng (Cúm, Tụ huyết trùng) và một sốt bệnh tích trùng lập khác.
      Phân biệt
      – Cúm gia cầm: xuất huyết dưới da chân, đặc biệt là da ống chân, xuất huyết mỡ bụng, xuyết huyết màng xương lồng ngực, màng treo ruột, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn. Túi khí bị viêm tạo màng giả Fibrin như bả đậu hay như trứng kho (sau khi đánh tan lòng đỏ rồi kho),
      – Gumboro: Lách sưng to, gan không đổi, thận nhợt nhạt. Túi Fabricus sưng to và xuất huyết thậm chí có cục máu, bệnh từ ngày thứ 5 trở đi túi này teo lại, chứ chất như bã đậu phụ.
      – Tụ huyết trùng: Bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử vàng ngà to bằng đầu kim đến hạt kê, lách sưng, phổi bị phù nề thâm sẫm.

    3. tăng vĩnh khương

      tại sao việc đầu tiên khi sử lý bệnh Gumboro là không sử dụng kháng sinh.

    4. Trác

      Mình cũng thắc mắc là việc đầu tiên khi xử lý bệnh Gumboro là không sử dụng kháng sinh.

    5. VÕ VĂN THÀNH

      Vì sử dụng kháng sinh sẽ làm cho gà chết nhanh và nhiều hơn. Bệnh này chỉ bổ sung Glucoza 5% + vitamin c 500, vtm b12, B-complex, vtm k, là được. K có thuốc đặc hiệu.

    6. VÕ VĂN THÀNH

      Vì sử dụng kháng sinh gà sẽ chết nhanh hơn.Nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, đường, vitamin, hạ sốt cho gà…

    7. Nguyenanhtu

      Chúng ta phải phân biệt được bệnh do vi khuẩn và bệnh do virus gây nên. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, còn với virus, kháng sinh không diệt được. Vì vậy, không nên xác định bệnh Gum là không sử dụng kháng sinh do virus gây nên.

    8. Võ Thanh thế

      Cho hỏi có loại thuốc nào tiêm trực tiếp mà không dùng vacxin?

    9. Khánh Trần

      Ngoài phòng bệnh bằng vắc xin Gumboro. Có thể sử dụng kháng thể để phòng và trị bệnh cho gà. Gumboro là bệnh do vi rút nên kháng sinh không có tác dụng, chỉ có kháng thể đặc hiệu mới có thể điều trị được. Hiện nay có một số công ty sản xuất kháng thể phòng trị bệnh Gumboro, sử dụng rất hiệu quả.

    10. Phạm thị thơ

      Kháng thể gì dùng được hả bạn. Gà mình bị bệnh Gum rồi.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.