Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo con – nhiễm trùng huyết, viêm não - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo con – nhiễm trùng huyết, viêm não

    1. Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo là bệnh gì?

     

    Listeriosis là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến nhiều loài động vật, bao gồm cả heo, người, chim và các động vật nhai lại. Bệnh do vi khuẩn tên là Listeria monocytogenes gây ra và được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu ôn đới và khí hậu lạnh.

     

    Vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột của heo và các loài cảm nhiễm khác. Ngoài ra, nó còn xuất hiện nhiều trong pho mát và thức ăn ủ chua. Heo sẽ bị nhiễm trùng nếu tiếp xúc với mầm bệnh, dù vậy bệnh rất ít xảy ra trên heo.

    Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo con – nhiễm trùng huyết, viêm nãoVi khuẩn Listeria monocytogenes.

    Vi khuẩn thường gây viêm não và viêm màng não mãn tính trên động vật nhai lại trưởng thành. Hơn nữa, nó cũng gây ra rất nhiều những thiệt hại đáng kể trên người.

     

    2. Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo nguy hiểm như thế nào?

     

    Khi heo khỏe hít phải, ăn phải vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập đến các mô, cơ quan đích và gây nên các triệu chứng bệnh tương ứng như:

     

    – Xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. nhiễm trùng tiềm ẩn (ít biểu hiện triệu chứng ra ngoài).

     

    – Xâm nhập vào bào thai, vào tử cung gây thai chết lưu, hỏng thai, gây chết heo con sơ sinh, sinh non…

     

     – Xâm nhập vào thành ruột gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu…

     

    – Xâm nhập vào màng não và các tế bào não gây triệu chứng thần kinh, viêm màng não, viêm não.

     

    – Xâm nhập đến các cơ quan nội tạng như gan gây hoại tử gan.

     

    Mặc dù bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo ít khi phát triển nặng trên heo nhưng với mật độ mầm bệnh dày đặc và đa dạng như hiện nay, nếu chúng ta không làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng thì khi được các mầm bệnh khác “mở đường”, vi khuẩn Listeria hoàn toàn có thể xâm nhập và làm cho tình trạng càng nặng thêm.

     

    3. Làm sao để phát hiện bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo?

     

    Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo thường chỉ xuất hiện trên heo nái và heo con theo mẹ. Vì vậy, ta tập trung quan sát 2 đối tượng này, nếu thấy có các biểu hiện sau đây thì có thể heo đã bị nhiễm vi khuẩn Listeria.

     

    Heo nái:

     

    – Ít khi thấy biểu hiện rõ triệu chứng.

     

    – Nếu có thì có thể có các triệu chứng như:

     

    • Sẩy thai.
    • Số heo con sinh ra yếu gia tăng.
    • Tăng số heo con chết lưu.

     

    Heo con theo mẹ:

    Bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo con – nhiễm trùng huyết, viêm nãoTriệu chứng thần kinh trên heo con.

     

    – Đột tử.

     

    – Sốt cao.

     

    – Nhiễm trùng huyết.

     

    – Triệu chứng thần kinh, viêm màng não.

     

    – Đầu bị nghiêng 1 bên.

     

    – Nhiễm trùng tai.

     

    Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo gây thiệt hại nhiều, để chắc chắn ta nên mang mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm để tìm chính xác căn nguyên gây bệnh nhằm có biện pháp điều trị kịp thời.

     

    4. Xử lý bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo như thế nào?

    Hành động đầu tiên nếu phát hiện heo nhiễm bện bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo là cách ly toàn bộ heo bệnh sang một ô chuồng khác để chăm sóc theo chế độ riêng.

     

    Penicillin là thuốc có tác dụng tiêu diệt Listeria tốt nhất cho đến hiện nay.

     

    Nếu heo đang ăn thức ăn ủ chua thì nên dừng lại ngay. Sau đó tiến hành điều trị cho heo bệnh bằng kháng sinh và các thuốc trợ sức, trợ lực (nhất là với những heo giảm mức thu nhận thức ăn).

     

    Các thuốc kháng sinh hiệu quả với bệnh do vi khuẩn Listeria trên heo bao gồm: penicillin, ceftiofur, erythromycin , và trimethoprim/sulfonamide. Trong đó, penicillin là thuốc có tác dụng tốt nhất cho đến hiện nay.

     

    Khi tiêm kháng sinh, cần dùng ngay liều cao từ ban đầu vì như vậy mới có thể đạt được nồng độ diệt khuẩn tối thiểu trong não.

     

    VietDVM Team

    Nguồn: VietDVM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.