Bột dinh dưỡng từ... ruồi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bột dinh dưỡng từ… ruồi

    Bột đạm chất lượng cao từ ấu trùng ruồi lính đen là sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học do Công ty TNHH Marine Functionnal Việt Nam thực hiện. Một phần nhờ tài trợ của Dự án First của Bộ KH&CN, loại bột đạm này đã được nghiên cứu thành công.

    Ruồi lính đen

     

    Bột đạm, tinh dầu từ ruồi

     

    Dự án “Sản xuất bột đạm chất lượng cao từ ấu trùng ruồi lính đen bằng công nghệ thủy phân enzym góp phần thay thế nguyên liệu nhập khẩu trong ngành thức ăn chăn nuôi” là một trong những đề tài được đánh giá thành công khi triển khai dự án First (Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ) của Bộ KH&CN.

     

    Ông Nguyễn Anh Ngọc, chủ nhiệm đề tài cho biết, dự án được sự hợp tác của nhiều đơn vị khoa học trong 1,5 năm. Sau khi có giấy phép nuôi ruồi của Bộ NN&PTNT, phát triển công nghệ nuôi quy mô 3.000m2 tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) và xây dựng dây chuyền pilot sản xuất các sản phẩm từ ruồi lính đen.

     

    Ruồi lính đen được coi là loài không gây hại, phân bố khắp nơi trên thế giới và không mang các tác nhân gây bệnh như ruồi nhà. Ấu trùng ruồi lính đen có thể sinh trưởng rất nhanh. Một ấu trùng có thể ăn 25 – 500 mg thức ăn tươi/ngày.

     

    Thức ăn của chúng khá đa dạng, đồng thời cũng là chất nền, từ phân bón đến các loại rác thải thực phẩm. Khi chuyển sang giai đoạn nhộng đen, chúng sẽ được loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm mùi hôi và ngăn chặn tiếp xúc với ruồi nhà.

     

    Ngoài ra, ấu trùng ruồi có thể cô đặc, sấy khô phối trộn với các chất dinh dưỡng của ruồi lính đen khác làm thức ăn thay thế hoàn toàn bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đây là loại mồi sống rất thích hợp cho làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản.

     

    Chúng còn bổ sung canxi và phốt pho cho gia cầm như: Gà, vịt, ngan, ngỗng… giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích ra lông tốt. Ngoài ra, ruồi lính đen còn rất phù hợp với nhiều loại thú cưng khác như cá cảnh, chim cảnh, bò sát, kỳ tôm… Chúng còn là loại côn trùng có ích, chúng có thể xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón hữu ích cho cây cảnh.

     

    Ông Nguyễn Anh Ngọc cho biết, sau khi thủy phân ấu trùng ruồi lính đen sẽ thu được sản phẩm bột có thành phần giàu axit amin, bột đạm có nhiều axit amin tiêu hóa, peptit sinh học, khiến động vật tiêu hóa nhanh hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn cho động vật nhanh hơn.

     

    Giúp giảm chất thải trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi thủy sản, thay thế thức ăn từ cá. Dầu từ ruồi giúp diệt virus, phòng bệnh, tăng cường miễn dịch cho động vật từ tôm, cá, heo, gà, chó, mèo. Thực tế có những công ty sản xuất protein và dầu từ ruồi lính đen dùng cho người.

     

    Bột đạm, tinh dầu ruồi lính đen được trộn vào thức ăn chăn nuôi, đem lại hiệu quả rất cao. Theo ông Nguyễn Anh Ngọc, các nước như Pháp, hay một số nước ở Nam Mỹ, châu Phi… đã sản xuất quy mô lớn các sản phẩm từ ruồi lính đen.

     

    Ở Việt Nam, đây là dự án đầu tiên có giấy phép nuôi ruồi, có nhà máy chế biến ruồi và cho ra các sản phẩm từ ruồi lính đen. Với quy mô sản xuất hiện tại, dự án có thể cung cấp cho thị trường 8.000 tấn bột ruồi, 3.000 tấn dầu, hơn chục nghìn tấn phân bón mỗi năm. Loại phân bón này giàu dinh dưỡng, giúp cải tạo đất rất hiệu quả. Do vậy, quy trình sản xuất các sản phẩm từ ruồi lính đen không có chất thải, bảo vệ môi trường.


    Lấy từ ruồi bản địa

     

    Để việc nuôi ruồi được bền vững, nhóm tác giả tiến hành nhân nuôi từ các loài ruồi bản địa của Việt Nam. Sản phẩm dạng bột là và dầu là 2USD/kg, phân bón được bán với giá 100 USD/tấn. Để việc nuôi ruồi không ảnh hưởng đến môi trường thì quy trình nuôi được khép kín.

     

    Ruồi bố mẹ được lấy từ tự nhiên, sau đó nhốt lại trong khu có lưới chắn. Sau khi giao phối thì ruồi đẻ, mỗi con ruồi cái đẻ từ 5 đến 800 trứng. Sau đó thu trứng để ấp trong 4 ngày, rồi xử lý thức ăn, thu được nhộng sau 10 – 14 ngày. Bớt lại một phần để làm giống, sau đó đóng kén. Một chu kỳ tuần hoàn khoảng 5 – 6 tuần. Thức ăn cho ruồi là các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như tinh bột, protein, chất béo, đường, rau củ quả…

     

    Ấu trùng ruồi lính đen có hàm lượng dinh dưỡng cao, phụ thuộc vào chất nền nuôi chúng, với hàm lượng protein thô lên đến 28 – 48% và hàm lượng chất béo 12 – 42%. Ngoại trừ axit béo omega-3, hàm lượng lipid của ruồi lính đen tương tự bột cá và còn chứa nhiều loại axit béo khác nếu nguồn thức ăn nuôi chúng được làm từ ruột cá.

     

    Trong khi đó, công nghệ nhân nuôi không có gì phức tạp. Đây là nguồn dinh dưỡng phong phú để sản xuất thức ăn chăn nuôi, giúp vật nuôi phát triển bền vững. Nhóm tác giả đề án hy vọng tới đây, với nền tảng hỗ trợ của Dự án First, nhóm sẽ có thể thương mại hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu của thị trường.

     

    Nguồn thức ăn chăn nuôi tương lai

     

    GS.TS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, khi nhu cầu về thịt, sữa và các sản phẩm sữa gia tăng, lĩnh vực chăn nuôi gia súc trở nên quan trọng hơn bởi sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra và sự cạnh tranh giữa thực phẩm cho người, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học.

     

    Thức ăn gia súc từ côn trùng có thể là một phần của giải pháp, theo một nghiên cứu mới được FAO công bố trong số mới nhất của tạp chí khoa học Animal Feed Science and Technology. Những côn trùng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gồm năm nhóm côn trùng chính – ruồi lính đen (black solider fly), ruồi nhà (house fly), sâu gạo, châu chấu, cào cào, và tằm. Sự phân bố của chúng, chăn nuôi, tác động môi trường, đặc điểm dinh dưỡng, hạn chế và sự sử dụng tiềm năng của chúng như là thức ăn thay thế.

     

    Côn trùng có nhiều ưu điểm so với các thức ăn khác. Chúng phát triển và sinh sản một cách dễ dàng, có hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao do chúng là sinh vật máu lạnh và có thể được nuôi trên chất thải sinh học. Một kg sinh khối côn trùng có thể được sản xuất từ khoảng 2 kg chất thải.

     

    Hàm lượng protein thô của côn trùng được nghiên cứu là 42 – 63% và hàm lượng dầu lên đến 36%. Một số tài liệu cho thấy rằng, bột côn trùng, khi bổ sung vào thức ăn gia súc, có thể thay thế 25 đến 100% bột đậu tương hoặc bột cá trong thức ăn, tùy thuộc vào các loài động vật.

     

    Các xét nghiệm đã phát hiện thấy rằng những con lợn, gia cầm và cá sẽ ăn thức ăn có chứa bột côn trùng từ năm nhóm côn trùng nêu trên. Phần còn lại của thức ăn bao gồm hyđrat các-bon, bao gồm ngũ cốc hoặc các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp như dư lượng sắn hoặc mật đường.

     

    Có nhiều lợi ích kinh tế từ sản xuất thức ăn dựa trên côn trùng. Đối với thức ăn có hàm lượng dầu thấp, dầu không mong muốn trong bột côn trùng có thể được trích xuất và sử dụng cho các ứng dụng khác, bao gồm dầu diesel sinh học.

     

    Nhật Phong

    Nguồn: giaoducthoidai.vn

    Ông Nguyễn Anh Ngọc cho biết, thành phần dinh dưỡng của ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng là: 43 – 51% protein, 15 – 18% chất béo, 2,8% – 6,2% canxi, 1 – 1,2% phốt pho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi như lợn, gà, vịt… đồng thời là thức ăn sống tốt nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá, lươn, ếch.

     

    5 Comments

    1. Hồ ngọc tư duy

      Mình ở Đồng Tháp đang quan tâm ruồi lính đen. Cho mình xin địa chỉ thực hiện đề tài để mình học hỏi.
      Cám ơn

    2. Nguyễn Thanh Nhân

      Minh muốn mua dung dịch thủy phân ruồi lính đen, giá bao nhiêu 1 lít?

    3. Phan Đinh Bòng

      Bao nhiêu tiền 1 lít dịch thủy phân ruồi lính đen?

    4. Nguyễn Minh Tâm

      Mình muốn hợp tác xây dựng trại nuôi và nhà máy sản xuất sản phẩm từ ruồi lính đen tại Lâm Đồng. Liên hệ qua số đt 0918686886. Cám ơn

    5. Đoàn Tuấn

      E muốn mua dịch đạm, dung dịch thủy phân ruồi lính đen, mong a chị chỉ giúp ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.