Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Ảnh minh họa (IT)
Nghị định này quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gồm:
1. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.
2. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.
3. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.
4. Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
Trong đó, Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
– Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
– Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép.
– Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự…
Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân./.
Thuỳ Giang
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
Tin mới nhất
T2,08/08/2022
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất