Câu chuyện về một trong những trại gà trắng bậc nhất xứ Chè - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Câu chuyện về một trong những trại gà trắng bậc nhất xứ Chè

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi nhiều người chăn nuôi gà trên cả nước đang chịu cảnh nợ nần, thua lỗ do giá gà thịt xuống thấp, thì trang trại gà của anh Mai Đình Tuân (SN 1987) ở Phấn Mễ (huyện Phú Lương – Thái Nguyên) lại cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có được những điều này là nhờ anh Tuân sở hữu cho mình những“bí quyết” chăn nuôi…

     

    Bén duyên với chăn nuôi an toàn sinh học

     

    Những ngày đầu bước vào chăn nuôi gà, cũng như nhiều trang trại chăn nuôi gà khác anh Tuân chọn thuốc kháng sinh làm “bùa hộ mệnh” cho trang trại nhà mình: úm gà bằng kháng sinh, thay đổi thời tiết dùng kháng sinh, thường xuyên đưa kháng sinh vào thức ăn, nước uống của đàn gà ngay cả khi đàn gà khỏe mạnh để phòng bệnh. Hệ quả là việc kháng kháng sinh xảy ra ngay sau vài lứa gà, gà bị bệnh nhiều hơn, việc phải điều trị bằng kháng sinh thường xuyên hơn, gà bị stress, độ đồng đều của đàn thấp, không đạt cân, chi phí chăn nuôi tăng cao dẫn tới hiệu quả kinh tế giảm.

     

    Anh Mai Đình Tuân kiểm tra sức khỏe của đàn gà  (Ảnh: Trần Ngân)

     

    Đến năm 2016, tình cờ được nghe đến phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học từ bạn bè,  lại được cán bộ thú y của địa phương, của một số doanh nghiệp tư vấn, anh Tuân mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi gà an toàn sinh học.

     

     Tất cả các khâu trong chăn nuôi như chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, đến vệ sinh phòng bệnh đều được anh Tuân thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt: Con giống được bắt từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín, được tiêm phòng vắc xin; Thức ăn, nước uống luôn đảm bảo sạch sẽ, cân đối dinh dưỡng; Nguồn chất thải cũng được kiểm soát. Acid hữu cơ, men vi sinh, các loại thảo dược tự nhiên được anh đưa vào thay thế kháng sinh trong quy trình nuôi.

     

    Cụ thể anh Tuân sử dụng acid hữu cơ trong suốt quá trình nuôi gà của mình. Thời gian đầu khi nhập giống về, gà con thường mắc bệnh tiêu chảy, phân lỏng…Sau thời gian dùng acid hữu cơ hòa vào nước cho gà uống và trộn vào thức ăn, phân gà không bị lỏng, chân không bị khô, lông tơi xốp như những cục bông di động, nhìn rất thích mắt.

     

    Sau giai đoạn úm, anh Tuân tiếp tục cho gà uống acid hữu cơ, theo cảm nhận, đường ruột con gà rất khỏe, tự nó có thể hấp thụ được hết dinh dưỡng trong thức ăn và tăng trọng nhanh. Nhờ vậy, anh cũng không cần sử dụng thuốc bổ sung, hay chất kích thích tăng trọng cho đàn gà mà gà vẫn đạt cân. 

     

    Cùng với đó, theo anh Tuân, nhờ kiểm soát tốt mọi yếu tố, giải quyết vấn đề ngay tại phần gốc đó là nâng cao sức khỏe của đàn gà, giúp đàn gà khỏe tự nhiên, do đó gà ít bị bệnh, tăng trưởng tốt, độ đồng đều cao, đạt cân khi xuất bán, thời gian nuôi giảm được 1-2 ngày, chi phí chăn nuôi đặc biệt là chi phí cho thú y điều trị giảm từ 1.500đ-2.000đ/con.

     

    Anh Tuân (bên trái) cùng chuyên gia định kỳ đo kiểm tra và xử lý khí NH3, H2S (Ảnh: Trần Ngân)

     

    Việc kiểm soát môi trường chăn nuôi cũng được anh Tuân quan tâm, chú trọng. Ngoài việc dọn dẹp, tiêu độc khử trùng kỹ càng chuồng sau mỗi lứa nuôi, định kỳ cùng chuyên gia đo kiểm tra và dùng bột khoáng xử lý nồng độ khí NH, H2S…trong chuồng nuôi nhờ đó môi trường chuồng nuôi được duy trì trong ngưỡng cho phép.

     

    Chị Ma Thị Mơ – công nhân tại trại vui vẻ cho biết: Tôi cũng đi làm cho nhiều trại gà rồi nhưng ở đây tôi thấy chuồng nuôi sạch sẽ, ít ruồi muỗi, không có mùi nồng nặc như những trại khác, vào những ngày nắng nóng chị em công nhân chúng tôi vẫn mang võng vào chuồng gà nằm nghỉ trong đó.

     

    Công nhân thoải mái mắc võng nghỉ ngơi ngay trong chuồng nuôi (Ảnh: Đỗ Lãnh)

     

    Tự động hóa và ứng dụng 4.0 trong chăn nuôi gà

     

    Để kiểm soát việc thức ăn, nước uống rơi vãi vừa gây lãng phí, vừa mất vệ sinh, tốn công chăm sóc, anh Tuân đã lắp hệ thống máng ăn, uống tự động cho đàn gà. Thay vì phải đi đổ thức ăn, nước uống cho từng máng nhỏ thì giờ đây công nhân chỉ việc đổ thức ăn, nước uống vào máng tổng và với một thao tác đóng cầu dao điện là anh Tuân đã cho đàn gà cả vạn con của mình ăn uống xong. Cũng vì không phải đi đổ thức ăn, nước uống cho từng máng nên không gây nên sự xáo trộn, hoảng loạn, stress cho đàn gà, trái lại đàn gà nghe tiếng thức ăn rơi vào máng là túm tụm lại quanh máng mổ ăn, trông như hàng trăm bông hoa cùng bung nở.

     

    Chuồng nuôi còn được lắp đặt các camera an ninh nhằm theo dõi, quản lý đàn gà ngay cả khi anh Tuân không có mặt tại trại, cũng như hạn chế tối đa việc ra vào chuồng nuôi không cần thiết.

     

    Đàn gà được uống nước sạch tự do từ hệ thống uống tự động (Ảnh: Trần Ngân)

     

    “Xã hội phát triển, nên mình cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, tiện lắm, đi đâu mình cũng vẫn theo dõi được sức khỏe và tình hình đàn gà qua điện thoại nên hết sức yên tâm” – anh Tuân chia sẻ.

     

    Hiệu quả trong chăn nuôi gà

     

    Hệ thống cho gà ăn tự động trong trang trại

     

    Theo anh Tuân thì từ ngày chăn nuôi theo phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học đàn gà nhà anh khỏe mạnh, ít bệnh, giảm chi phí chăn nuôi, khách hàng thì đánh giá chất lượng thịt gà của trại thơm ngon hơn so với những trại khác, hiệu quả kinh tế trông thấy rõ rệt. Cụ thể, với lợi nhuận từ 10.000đ-15.000đ/con gà, sau khoảng 50 ngày nuôi mỗi vạn gà sau khi trừ mọi chi phí còn đem về cho anh Tuân hàng trăm triệu đồng, mỗi năm với 6 lứa nuôi anh Tuân có thu nhập cả nửa tỷ đồng (trong khi trại bình thường chỉ nuôi được 5 lứa). “Cái được nữa là mình yên tâm, không còn phải thấp thỏm, hoang mang, mất ăn mất ngủ mỗi khi đàn gà ốm nữa” – anh Tuân vui vẻ chia sẻ.

     

    Anh Mai Đình Tuân với niềm vui khi chăn nuôi gà thành công

     

    Không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi an toàn sinh học trong trại của mình, anh Tuân còn tích cực giới thiệu, tư vấn hướng dẫn cho nhiều trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Phú Lương cũng như các huyện lân cận cùng áp dụng, với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cho các trại, chung tay mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

    Video về trại gà của gia đình anh Mai Đình Tuân: https://www.youtube.com/watch?v=vji6_fx2d_k

     

    ĐỖ DANH LÃNH

    Theo anh Mai Đình Tuân, để nuôi gà thành công, người chủ trại cần chuyên tâm, đầu tư thời gian, công sức nghiêm túc để thực hiện tốt các vấn đề thú y, chăn nuôi, cập nhật khoa học kỹ thuật mới. “Chỉ cần nhấc con gà lên, ghé sát tai nghe tiếng kêu, quan sát đặc điểm phân gà, tỉ mỉ nhìn cách con gà ăn, uống là cũng có thể biết tình trạng sức khỏe của chúng”, anh Tuân nói.

     

    Anh Tuân khẳng định, với con gà trắng, vào mùa hè mình càng cần sát sao hơn, bởi nếu sự cố mất điện xảy ra, chỉ trong 1 tiếng là đàn gà chết hết (vì chúng không chịu được nhiệt độ cao và dễ bị ngộ độc khí NH3). Trường hợp ngay tại địa phương, chủ trại đi du lịch hai ngày, trại gà mất điện, không xử lí kịp, vậy là mấy vạn gà chết hết, thiệt hại đến cả nửa tỷ bạc đã nhắc nhở anh Tuân.

     

    “Nếu đi đâu nửa ngày thì có thể, chứ cho tôi đi một ngày là không yên tâm rồi, thậm chí, có cho đi du lịch châu Âu cũng không đi”,  anh Tuân thẳng thắn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.