Chăn nuôi gia cầm: Lo ngại cạnh tranh không sòng phẳng! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi gia cầm: Lo ngại cạnh tranh không sòng phẳng!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển tương đối tốt. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2018 đàn gia cầm nước ta có 378 triệu con, tăng 5,2% với sản lượng thịt đạt 608 nghìn tấn, tăng 1,2%. Tuy nhiên, gà đông lạnh, gà không đầu với giá siêu rẻ được nhập ồ ạt nhập vào nước ta cũng khiến các chuyên gia, doanh nghiệp và người chăn nuôi lo lắng. Bởi, đã từng có bài học nhãn tiền trước đó.

    Chăn nuôi gia cầm: Lo ngại cạnh tranh không sòng phẳng!

    Các sản phẩm thịt đông lạnh cạnh tranh không sòng phẳng, sẽ khiến người chăn nuôi trong nước thua thiệt Ảnh: Mạnh Minh

     

    Gà đông lạnh nhập giá rẻ bèo về Việt Nam

     

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu gần 88.000 tấn thịt gà (bao gồm cánh, đùi, gà nguyên con, gà loại khác), đạt trị giá khoảng 84 triệu USD. Con số này bằng khoảng 72% cả năm ngoái. Như vậy, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu hơn 14.600 tấn thịt gà với giá khoảng hơn 22.300 đồng một kg. Năm 2017, cả nước nhập khẩu hơn 122.000 tấn thịt gà, tổng trị giá đạt khoảng 111,6 triệu USD.

     

    Ba thị trường xuất khẩu gà hàng đầu sang Việt Nam là Mỹ, Brazil và Hàn Quốc. Trong đó, hơn một nửa là nhập từ Mỹ, tương đương hơn 47.700 tấn.

     

    Theo tính toán, mỗi kg đùi gà nhập từ Mỹ về Việt Nam có giá trước thuế khoảng 0,9 USD, tương đương gần 23.000 đồng, rẻ hơn rất nhiều so với giá gà Việt Nam.

     

    Trước đó, từ năm 2015, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đã có ý định xúc tiến thủ tục khởi kiện gà Mỹ bán phá giá. Với mức giá nhập thấp, gà Mỹ vào Việt Nam được bán ra thị trường TP Hồ Chí Minh  23.000 đồng, rẻ bằng nửa gà nội và gần bằng một phần tư giá bán cho người tiêu dùng tại Mỹ. Giá gà nguyên con tại bang California (Mỹ) theo khảo sát của Hiệp hội là gần 9 USD một kg, tương đương khoảng 200.000 đồng. Riêng sản phẩm đùi và cánh gà 3,5-4,5 USD một kg (70.000-80.000 đồng). Với sự chênh lệch quá lớn về giá nêu trên, Hiệp hội đề nghị cần xem lại chất lượng của thịt gà Mỹ nhập khẩu. Ở góc độ quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi đó đã không đưa ra giải thích thỏa đáng lý do vì sao giá thịt gà Mỹ rẻ hơn so với gà nội địa.

     

    Bên cạnh nhập khẩu, Việt Nam cũng xuất đi hơn 10.000 tấn thịt gà ra các thị trường khác, đạt giá trị hơn 12 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Con số này gần bằng 78% tổng lượng xuất thịt gà năm ngoái. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu hơn 12.800 tấn thịt gà, tương đương khoảng 12,3 triệu USD. Trong đó, gà các loại chiếm chủ yếu, không có gà nguyên con.

    Chăn nuôi gia cầm: Lo ngại cạnh tranh không sòng phẳng!

    Lo ngại cạnh tranh không sòng phẳng

     

    Trước thông tin này, TS Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam bày tỏ ý kiến với PV Chăn nuôi Việt Nam: Chúng ta đang hội nhập quốc tế và tham gia các định thương mại đa phương song phương rất nhiều. Ở đâu có cầu, thì ở đó có cung. Chúng ta không thể vì sản xuất năng suất thấp, chất lượng kém, giá thành cao, mà lại cấm cấm những sản phẩm tốt, giá thành hạ vào thị trường trong nước để phục vụ người tiêu dùng. “Nhưng cần thiết phải có sự cạnh tranh lành mạnh”, TS Khanh nhấn mạnh.

     

    TS Trần Duy Khanh đưa ra ý kiến: “Cái tôi quan tâm nhất đó là chất lượng của các sản phẩm thịt gà nhập khẩu”. Thời gian gần đây, ở TP Hồ Chí Minh xuất hiện loại gà dai, gà chặt đầu nhập khẩu từ Hàn Quốc về được bày bán la liệt. Thực chất, đó là gà đẻ trứng hết thời gian khai thác nên thải loại, chủ yếu được tiêu hủy hoặc cho gia súc ăn, vì thế giá bán rất rẻ mạt. Đó là mấu chốt vấn đề tại sao các doanh nghiệp nuôi gà của chúng ta kêu trời! Chúng ta sản xuất thịt gà đã thiếu đâu mà phải nhập gà thải loại tiêm nhiều vắc xin và kháng sinh, không tốt cho sức khỏe về cho người tiêu dùng trong nước ăn.

     

    Còn, nếu cứ nhập gà nguyên con, gà thịt chất lượng của nước ngoài thì các doanh nghiệp và chủ trang trại của ta sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng. Bởi, nếu nuôi ở Mỹ, Thái Lan, Brazil, họ có công nghệ, con giống gì thì chúng ta có, thậm chí nhân công của chúng ta còn rẻ hơn nước họ rất nhiều. Một số nhà nhập khẩu không có lương tâm, không vì cộng đồng, vì đời sống mà vì lợi nhuận nên bất chấp tất cả. Nhận thức của người dân kém, ai cũng ham rẻ nhưng thực chất nó sẽ mang mầm bệnh vào người. Vấn đề đặt ra là tại sao Nhà nước ta lại cho nhập những sản phẩm ấy? “Cùng với đó, cần công khai minh  bạch đơn vị nhập khẩu những sản phẩm gà kém chất lượng đó”, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam khẳng định

     

    Một điều nữa mà ông Khanh cũng lo sợ, đó là liệu là gian lận thương mại giữa hàng nhập khẩu và hàng tạm nhập tái xuất. Bởi, theo ông, năm 2017, hàng thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất vào nước ta lên tới 5,7 triệu tấn (Tổng Cục Hải Quan), mà thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất chủ yếu là chân gà, lòng gà, cánh gà, thịt gà đông lạn, các loại thịt khác… Khối lượng đó, bằng đúng năng lực sản xuất thịt của ngành chăn nuôi Việt Nam một năm. Và tỉ lệ bao nhiêu trong đó được tạm nhập tái xuất, lo sợ nhất là hàng tạm nhập tái xuất đội lốt hàng nhập khẩu tràn vào siêu thị và các chợ, bếp ăn tập thể. Hàng tạm nhập tái xuất thì không bao giờ được kiểm tra.

     

    Đón nhận thông tin này, bà  Phạm Khánh Ly, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ cho rằng, trước kia, rất nhiều khách hàng là các bếp ăn công nghiệp lấy gà tươi của Lượng Huệ, giờ chuyển sang lấy gà đông lạnh, vì giá rất rẻ. Khảo sát tại siêu thị Big C Hải Dương, tổng lượng gà tươi tiêu thụ trong 1 tuần trung bình là 1 tấn. Trong khi gà đông lạnh bán trong siêu thị – giá bán ra rẻ bằng 1/2, 1/3 – chỉ riêng phần đùi thì mức tiêu thụ đã gấp 5 lần. Năm ngoái,  nhà máy giết mổ gia cầm của Lượng Huệ cũng có cho người đi khảo sát tại Mỹ, nhưng đúng là giá các sản phẩm như lườn gà ở bên đó giá bán ra lên tới 180.000 đồng/kg đùi, cánh gà từ 70.000- 80.000 đồng/kg. Trong khi nhà máy giết mổ gia cầm Ogari của Công ty Lượng Huệ là nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thì chật vật trong chuyện mang sản phẩm chất lượng ra đến khách hàng và người dùng vì khách quay lưng sang chê đắt hơn gà đông lạnh.

    TS Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Chưa có cơ quan nào kiểm tra dinh dưỡng trong gà nhập khẩu đông lạnh

     

    Ở nước ta, ngành Thú y chỉ kiểm tra về An toàn dịch bệnh, nhưng chất lượng của thịt gà nhập khẩu có đảm bảo hay không, tỷ lệ dinh dưỡng của thịt gà nhập so với gà thịt của Việt Nam, thì hoàn toàn không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát. Cũng miếng thịt gà ấy nhưng hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. 1 lạng thịt gà đông lạnh, hàm lượng dinh dưỡng bằng bao nhiêu % với gà thịt của ta, người tiêu dùng không thể biết được, vì họ cũng chỉ coi miếng thịt gà là miếng thịt gà, nhưng cơ quan Nhà nước phải biết. Vậy, trách nhiệm của Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng ở đâu? 

     

    Vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước ở đâu?

     

    Theo TS Trần Duy Khanh: “Nhà nước không nên có ưu đãi gì với với những lô hàng nhập khẩu kiểu này. Chúng ta đừng để mình trở thành bãi rác thực phẩm của thế giới. Nên áp dụng bộ tiêu chuẩn ví dụ như của Úc đối với thịt đông lạnh từ lúc giết mổ: đối với gà nguyên con là 6 tháng, gà chặt đùi cánh là 4 tháng và nội tạng chỉ là 2 tháng”.

     

    Giám đốc kinh doanh của Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ, bà Phạm Khánh Ly, thì đặt ra câu hỏi: “Vai trò quản lý và kiểm soát chất lượng cũng như giá cả của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương ở đâu?”

     

    Nói thêm về những khó khăn của doanh nghiệp gia cầm trong nước như Lượng Huệ, bà Phạm Khánh Ly cho rằng, ngành chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế chính sách của chính quyền và Nhà nước. Ví dụ như ở trong Nam, tại sao giết mổ gia cầm tại phát triển mạnh hơn ngoài Bắc rất nhiều và họ có những nhà máy như Phạm Tôn, San Hà….giết mổ tới cả hàng chục ngàn con/ngày. Bởi lẽ, ở những thành phố lớn, họ đã cho dẹp những lò mổ, tiểu thương giết mổ thủ công và cấm mang gà lông nhập vào TP Hồ Chí Minh, chừng nào mà ở miền Bắc như Hà Nội hay Hải Phòng cũng làm được như thế. Lúc đó, những doanh nghiệp giết mổ như nhà máy Ogari Lượng Huệ mới khoẻ được. Hiện nay, kể cả nhưng doanh nghiệp gà trắng lớn như Japfa Miền Bắc,  nhà máy giết mổ công suất nhỏ, có 500 con/giờ  nhưng vẫn phải làm cầm chừng bao nhiêu năm nay chật vật lắm. Chứ cứ thế này, thì không biết những đơn vị như Lượng Huệ có thể trụ được đến bao giờ?

     

    Mong muốn ngành chăn nuôi gia cầm bền vững, một đại diện doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm thì mong muốn: chăn nuôi vốn bấp bênh. Vì thế, Nhà nước nên tạo cơ chế để doanh nghiệp, người nông dân tập trung toàn bộ sức mạnh để làm giàu chân chính. Ví dụ như ở Thái Lan, có thời điểm gà đông lạnh bên ngoài tràn vào, bán rẻ hơn gà trong nước. Chính phủ Thái Lan đã cấm nhập khẩu. Vậy, hà cớ gì chúng ta nhập những sản phẩm đó về để người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước thua thiệt?

     

    ĐỨC PHÚC

    Theo Cục chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm trong tháng 7 phát triển tốt, các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật cho hiệu quả cao, thị trường tiêu thụ gia cầm ổn định, giá bán ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm 2017. Giá trứng gia cầm có xu hướng tăng so với tháng trước đó. Dự báo, tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nay tới cuối năm vẫn tốt.

     

    Tuy nhiên, chúng ta hẳn vẫn còn nhớ bài học “nhãn tiền” những năm trước, mỗi khi thịt gà đông lạnh tràn vào Việt Nam, đi vào các bếp ăn, siêu thị, nhà hàng..; người tiêu dùng Việt phải ăn thịt gà kém chất lượng, còn gà nuôi trong nước không tiêu thụ được, người chăn nuôi gia cầm lao đao. Hy vọng, với sự vào cuộc, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, nhận thức của người tiêu dùng và sự nỗ lực của người chăn nuôi, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta sẽ vẫn ổn định và phát triển bền vững!

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.