Chăn nuôi phải ra biển lớn, hướng tới thị trường 7 tỉ dân của thế giới - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi phải ra biển lớn, hướng tới thị trường 7 tỉ dân của thế giới

    Tiềm năng còn vô cùng lớn, nhưng nói như Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, để trở thành rường cột cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi Việt Nam không chỉ quẩn quanh ở thị trường trong nước, mà phải hướng ra thị trường 7 tỉ dân của thế giới.

    * Các hiệp định thú y cần đi trước một bước

    Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, 9 tháng đầu năm 2016, chăn nuôi Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu tốt về tất cả các mặt.

    20161011-chan-nu-244-i-phai-ra-bien-lon-huong-toi-thi-truong-7-ti-d-226-n-cua-the-gioi-1

    Giá cả các sản phẩm chăn nuôi trên tất cả các đối tượng gia súc, gia cầm đều có lãi khá. Quy mô chăn nuôi cả nước tiếp tục mở rộng, thể hiện ở mức tăng trưởng mạnh về sản lượng của các đối tượng vật nuôi chủ lực như lợn (4,5%), gia cầm thịt (5,7%), gia cầm trứng (7,5%), bò sữa (15%).

    Bên cạnh đó, quy mô SX thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp tiếp tục tăng mạnh với mức tăng 8,5%, trở thành nước có sản lượng TĂCN lớn nhất Đông Nam Á và thứ 12 thế giới.

    Dự báo tới năm 2017, sản lượng TĂCN có thể đạt 17 triệu tấn, tới năm 2020 có thể vượt so với kế hoạch, cán mốc 20 triệu tấn. Sự phát triển của chăn nuôi trong nước đang dần đánh bật các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu khi 9 tháng đầu năm, lượng thịt gà NK giảm 19% so với năm 2015, số lượng trâu, bò sống NK nguyên con giảm tới gần 27%…

    Trong khi sản lượng chăn nuôi trong nước tiếp tục tăng chóng mặt thì tình hình XK lại đang rất khiêm tốn. Theo ông Vân, hiện việc thống kê sản phẩm chăn nuôi XK vẫn chưa chính xác, nhưng mới chỉ có thịt lợn XK tiểu ngạch có sản lượng đáng kể với khoảng 350 nghìn tấn, một số ít trứng vịt muối, hơn 27 nghìn tấn thịt lợn đông lạnh… Đây là những con số vô cùng nhỏ bé so với quy mô của chăn nuôi hiện nay và bất cập là việc XK chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, giá trị thấp và thiếu ổn định, nhất là thị trường Trung Quốc.

    Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam đánh giá: Mặc dù số lượng không đáng kể nhưng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam hiện cũng đã hình thành được mầm mống XK. Theo ông Lịch, cản trở lớn nhất khiến XK chăn nuôi chưa bung ra được thị trường thế giới nằm ở chỗ rào cản về thú y.

    “Cũng như XK rau quả phải có đàm phán về kiểm dịch thực vật, muốn XK được sản phẩm chăn nuôi, các hiệp định thú y phải đi trước một bước, tuy nhiên chúng ta lại chưa làm được điều này nên các nước không thể mở cửa cho chúng ta XK”, ông Lịch nói.
    20161011-chan-nu-244-i-phai-ra-bien-lon-huong-toi-thi-truong-7-ti-d-226-n-cua-the-gioi-2“Vua hột vịt” Phạm Thị Huân, GĐ Cty TNHH Ba Huân cho biết, vịt chạy đồng hiện không chỉ là con “xóa đói giảm nghèo” rất dễ, nhất là cho bà con các tỉnh ĐBSCL, mà đang có tiềm năng XK vô cùng lớn do không có nhiều nước có sản phẩm này, chất lượng lại rất thơm ngon. Hiện DN nhiều nước như Australia, Mỹ… rất thích và muốn NK mặt hàng này với đơn hàng rất lớn. Tuy nhiên khi bắt tay vào để XK thì cơ quan thú y các nước ngăn lại bởi hai nước chưa có hiệp định về thú y…

    “Sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng XK rất lớn, nhưng trong các cuộc làm việc với nước ngoài, mới chỉ thấy chúng ta đề nghị mở cửa cho trái cây, mà chưa thấy đề cập tới mở cửa cho thịt, trứng”, bà Ba Huân băn khoăn.

    Về những khó khăn này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ đưa một số mặt hàng chăn nuôi, trước mắt là thịt lợn và trứng vào các chương trình đàm phán cấp cao với một số nước để sớm mở cửa XK, nhất là các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Australia…

    20161011-chan-nu-244-i-phai-ra-bien-lon-huong-toi-thi-truong-7-ti-d-226-n-cua-the-gioi-3

    (Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu)

    Khoa học phục vụ cho chăn nuôi trong nước hiện nay rất yếu, nhiều DN có nhu cầu đặt hàng nhưng khoa học trong nước không làm được. Đơn cử như tại Cty chúng tôi, thời gian qua, chúng tôi đưa ra “đề bài” phải tăng năng suất sữa từ bình quân 7,4 tấn/chu kỳ hiện nay lên 8 tấn/chu kỳ, vậy nhưng gõ cửa các nhà khoa học trong nước thì không ai dám nhận, nên buộc Cty phải đặt hàng cho một tập đoàn nước ngoài. Các DN chăn nuôi hiện nay sẵn sàng trả tiền đích đáng cho các nhà khoa học, nhưng khoa học lại quá yếu, không đáp ứng được.

    20161011-chan-nu-244-i-phai-ra-bien-lon-huong-toi-thi-truong-7-ti-d-226-n-cua-the-gioi-4

    (Bà Phạm Thị Huân, GĐ Cty TNHH Ba Huân)

    Muốn chăn nuôi trong nước trụ được, Chính phủ cần phải quyết liệt chấn chỉnh việc NK các sản phẩm chăn nuôi. Thời gian qua, bản thân TP.HCM rất muốn và tạo điều kiện cho Cty chúng tôi đưa sản phẩm thịt gia cầm, trứng vào thị trường các bếp ăn tập thể tại các KCN lớn.

    Thế nhưng Cty không tài nào đưa được sản phẩm vào kênh này, bởi như gà lông trắng, giá thành SX hiện nay khéo mấy cũng phải 22 nghìn đồng/kg rồi, nên chí ít thì giá bán cũng phải ở mức trên 20 nghìn đồng/kg mới có lãi. Trong khi đó, đùi gà, cánh gà NK về chỉ có giá dưới 20 nghìn đồng/kg.

    Tôi đã đi tìm hiểu các DN cung cấp suất ăn tập thể khắp các quận ngoại thành TP. HCM như Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức…, chỗ nào cũng đầy ắp đùi gà cánh gà đông lạnh NK, giá chỉ mười mấy nghìn đồng/ký.

    Tôi đi Mỹ, thấy giá thịt gà của họ quy ra tiền Việt, nếu NK về nước thì ít cũng phải 45-50 nghìn đồng/kg mới có lãi, chẳng hiểu sao đùi gà, cánh gà NK về tận Việt Nam lại chỉ có mười mấy nghìn đồng, có chăng chỉ là hàng cận date? Bởi hàng cận date các nước thà họ bán tống bán tháo đi còn thu được vốn, chứ không giữ lại, chính phủ họ còn bắt tiêu hủy, rất tốn kém, ai dại gì?

    Chúng ta XK gì sang các nước, họ đều kiểm tra quá ư ngặt nghèo, nên chúng ta cũng phải kiểm tra hàng NK cho ngặt, xem đùi gà, cánh gà, nội tạng… NK về xuất xứ ở đâu, đóng bao bì lúc nào, đưa về Việt Nam bao giờ, làm sao chỉ có 20 nghìn/kg…
    20161011-chan-nu-244-i-phai-ra-bien-lon-huong-toi-thi-truong-7-ti-d-226-n-cua-the-gioi-5

    (Ông Phạm Đình Phùng, GĐ Cty Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn, Khánh Hòa)
    Thủ tục của ngành thú y hiện nay nhiều nơi vẫn còn rườm rà, phiền nhiễu. Cty chúng tôi mỗi năm xuất ra thị trường cả nước hơn 10 triệu con gà giống thả vườn, rất nhiều lô hàng phải chuyển ra các tỉnh phía Bắc.

    Cứ mỗi lần chuyển hàng ra Bắc thì trên đường gặp hàng chục trạm kiểm tra thú y. Trại chúng tôi là trại đã được công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch rồi, thế nhưng qua trạm thú y nào cũng kiểm tra. Có khi trời nắng nóng, xe chở 40-50 nghìn con gà giống, xuất trình giấy tờ đầy đủ rồi, cán bộ các trạm thú y vẫn cứ khề khà, kéo dài thời gian lưu giữ.

    Đó là chưa nói tới công an giao thông, xe chở gà giống có kẹp chì, gà đóng trong hộp giấy sạch tinh, một chút mùi hôi cũng chẳng có, thế nhưng có khi vẫn bị xử phạt hàng triệu đồng vì lỗi… vận chuyển gây ô nhiễm môi trường! Tôi không rõ cảnh sát giao thông thì có được xử phạt như thế không, họ căn cứ thế nào mà lại nói là xe chở gà giống gây ô nhiễm!?

    P.V

    (Theo Vietbao.vn)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.