Chàng trai nuôi rắn ráo trâu cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chàng trai nuôi rắn ráo trâu cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm

    Sinh năm 1993, Nguyễn Tấn Phong từ một người đi làm thuê, trải qua nhiều công việc nặng nhọc, đã mạnh dạn trở về quê huyện Định Quán, Đồng Nai học nghề nuôi rắn ráo trâu và đã sớm gặt hái được nhiều thành công.

    Chàng trai nuôi rắn ráo trâu cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm

    Anh Nguyễn Tấn Phong với một con rắn ráo trâu trưởng thành.

     

    Hiện nay ông chủ trẻ Nguyễn Tấn Phong đã có trại rắn với 300 chuồng, hơn 10.000 rắn thương phẩm, mỗi năm thu khoảng trên 3 tỷ đồng tiền xuất bán rắn.

     

    Cầm trên tay một con rắn ráo trâu dài khoảng 1m, nặng 2kg, anh Phong cho biết đây là loài rắn rất hiền và không độc như nhiều loài rắn khác. Từ rắn con, sau khi nuôi khoảng gần 1 năm, rắn ráo trâu sẽ đạt được trọng lượng khoảng 2kg, đây là thời điểm xuất bán rắn hoặc dưỡng để rắn đẻ trứng. Đặc điểm của rắn ráo trâu là tiêu tốn ít thức ăn và không mất quá nhiều thời gian chăm sóc.

     

    Dẫn chúng tôi tham quan các chuồng rắn, anh Phong cho biết, vào mùa rắn đẻ trứng, trại rắn của anh thu khoảng trên dưới 1.000 trứng/ngày. Số trứng rắn này được anh cho ấp nở với tỷ lệ đạt khoảng 80%. Rắn con sẽ được anh dưỡng để tiếp tục gầy đàn và bán rắn giống cho các trại rắn trong khu vực.

     

    “Năm 2017 vừa qua, trại rắn của tôi đã xuất bán khoảng 7 tấn rắn thương phẩm, thu về trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền bán rắn giống thu lại khoảng 700 triệu đồng”, anh Phong nói.

     

    Anh Phong cho biết, do lượng rắn trang trại của anh hiện đang phát triển nhanh, thị trường ổn định, do đó thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng thêm quy mô, xây thêm chuồng trại để nuôi rắn thương phẩm.

     

    Trước đây, rắn ráo trâu chủ yếu được bán cho các thương lái một số tỉnh phía Bắc và TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện nay thị trường tiêu thụ rắn được mở rộng, hầu như tỉnh nào cũng thu mua rắn ráo trâu.

     

    Đặc biệt, những năm gần đây thị trường Trung Quốc ưa chuộng loài vật nuôi này, nên thương lái thường xuyên đến đặt hàng để đưa đi Trung Quốc. Giá rắn ráo trâu nhiều năm nay vẫn ổn định ở mức 350.000 – 450.000 đồng/kg.

    Chàng trai nuôi rắn ráo trâu cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm

    Đàn rắn ráo trâu tại trang trại của anh Nguyễn Tấn Phong, xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai.

     

    Anh Phong, chia sẻ cái duyên đến với loài vật này cũng tình cờ. Sau khi lên thành phố bươn chải với nhiều công việc nhưng đồng lương làm thuê không đủ trang trải cuộc sống, nên anh quyết định trở về quê xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai để tìm công việc khác.

     

    Nhiều hộ dân trong xã có các mô hình chăn nuôi như nuôi cá sấu, nuôi trăn. Ban đầu anh đến với mô hình nuôi trăn, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên sau gần 1 năm số trăn nuôi đã chết gần 1 nửa do chăm sóc không đúng kỹ thuật khiến trăn mắc bệnh.

     

    Được một số người chia sẻ mô hình nuôi rắn ráo trâu, năm 2014 anh Phong đã chuyển sang nuôi rắn. Sau 4 năm nuôi rắn ráo trâu, anh Nguyễn Tấn Phong cho rằng đây là con vật dễ nuôi và mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

     

    Theo anh Phong, kỹ thuật quan trọng nhất trong nuôi rắn ráo trâu đó là giữ ấm chuồng nuôi khi thời tiết lạnh và làm mát cho rắn khi trời quá nóng. Thức ăn của rắn ráo trâu chủ yếu là thịt gà công nghiệp được cắt thành từng miếng nhỏ.

     

    Theo Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán, hiện nay trên địa bàn huyện Định Quán có 10 hộ nuôi rắn ráo trâu. Đây là loài vật không nằm trong danh mục cấm, tuy nhiên khi nuôi, các hộ dân cũng cần phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương.

     

    Sau khi đăng ký, cơ quan kiểm lâm sẽ xem xét các điều kiện như chuồng trại, mật độ nuôi và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Trong quá trình nuôi, lực lượng kiểm lâm có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra về an toàn chuồng trại, mật độ, chủng loại rắn…

     

    Bài và ảnh: Sỹ Tuyên (TTXVN)

    Nguồn: báo tin tức

    8 Comments

    1. Tran quang tan

      Vui lòng cho tôi xin điên thoại của anh Nguyễn Tấn Phong nhnhe

    2. Trần Minh Đạo

      Vui lòng cho tôi xin số điện thoại anh Phong. Tôi muốn nuôi rắn hổ trâu

    3. Le doan binh

      Cho e xin sdt a Phong e muốn nuôi thử

    4. Nguyễn Nga

      Cho xin số máy đt chú phong ơi

    5. Ttphong

      Giao lưu chăn nuôi động vật hoang dã zalo 0868888897

    6. Lê Hùng

      A nuôi dúi không

    7. Nguyễn văn tiên

      Cho e xin sdt để ll với a

    8. Nguyen thanh phong

      Cho e xin sdt của a phong đi ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.