Cơ hội dẫn đầu ngành sản xuất thực phẩm động vật - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Cơ hội dẫn đầu ngành sản xuất thực phẩm động vật

    Hiện nay, Việt Nam đang xem xét ban hành các điều luật và quy định mới để có thể tạo khung pháp lý cho phép thiết kế và áp dụng các phương pháp được chứng minh là tốt nhất trên toàn cầu vào ngành chăn nuôi trong nước.

    Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi đa dạng. Việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thuế quan và áp dụng các tiêu chuẩn công nhận quốc tế về xuất khẩu thực phẩm đã mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành nhà lãnh đạo thực thụ trong ngành sản xuất thực phẩm động vật ở khu vực và trên thế giới.   Tạo khung pháp lý để quản lý thực phẩm Việc áp dụng và tuân thủ các quy trình quản lý chặt chẽ trên cơ sở khoa học thông qua kết hợp các nguyên tắc đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và truyền thông nguy cơ rủi ro sẽ mang lại uy tín trong nước và quốc tế về mức độ an toàn và chất lượng của các sản phẩm động vật được sản xuất tại Việt Nam.

    0414-kgcn-thucngisuc-lon-bt-h01205016477

    Ngành chăn nuôi đang có cơ hội phát triển tốt, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu về chăn nuôi trong khu vực

      Hiện nay, Việt Nam đang xem xét ban hành các điều luật và quy định mới để có thể tạo khung pháp lý cho phép thiết kế và áp dụng các phương pháp được chứng minh là tốt nhất trên toàn cầu vào ngành chăn nuôi trong nước. Nhìn chung, ở Việt Nam cũng như các nước thì việc cập nhật các điều luật và quy định về kiểm soát an toàn thực phẩm, thú y và thuốc thú y trong chăn nuôi là một bước tiến quan trọng giúp tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể, đối với luật và quy định về thú y và thuốc thú y, nhiều nỗ lực của các cơ quan, ban ngành đang được thực hiện nhằm cập nhật và tận dụng phương pháp tốt nhất toàn cầu dựa trên một cơ sở khoa học và quy trình phân tích rủi ro. Thông qua nỗ lực này, Việt Nam có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như các tiêu chuẩn ADI (mức ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được) và MRL (mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép). Đồng thời để giảm thiểu sự can thiệp bằng kháng kháng sinh thông qua việc phê chuẩn danh mục các sản phẩm trên cơ sở khoa học nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh một cách đúng đắn. Điều này là cần thiết trong việc phát triển một ngành chăn nuôi bền vững và an toàn của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam muốn hướng đến XK thực phẩm ra thị trường khu vực và thế giới.

    Tránh tồn dư và đảm bảo an toàn thực phẩm được đảm bảo thông qua việc thiết lập chỉ số ADI và MRL cho các mô cơ, mỡ, gan và thận của động vật để đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh tồn dư. Các dữ liệu thu được giúp đảm bảo chắc chắn không có các dư lượng không an toàn thâm nhập vào chuỗi thực phẩm dựa trên đánh giá nghiêm ngặt dữ liệu về độc tính và vi sinh.

    Vấn đề quản lý, sử dụng kháng sinh Việc nhận biết kháng kháng sinh đang là mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, vì vậy Việt Nam nên kết hợp các hoạt động phân tích rủi ro hiện có trên toàn cầu vào các khung pháp lý của mình. Các tài liệu tham khảo quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE)  có thể xem là cơ sở của quá trình phân tích rủi ro của cụ thể đối với vấn đề kháng kháng sinh; hoặc CAC/GL77-2011 cung cấp hướng dẫn về quy trình và phương pháp phân tích rủi ro; Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp tài liệu tham khảo cho những các loại thuốc kháng sinh quan trọng nhất dùng làm thuốc sử dụng cho con người, và cho vật động vật. Dựa trên những tài liệu tham khảo quốc tế này, kháng sinh được phân loại thành loại “quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người” hoặc “không quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người”. Việc phân loại này đưa ra hướng dẫn rất tốt cho việc quyết định kháng sinh nào được sử dụng tại Việt Nam. Việc sử dụng bao gồm điều trị (định nghĩa là cho trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh) và kích thích tăng trưởng (định nghĩa là duy trì sức khỏe động vật thông qua việc tạo ra sự cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa giúp cải thiện hiệu suất vật nuôi). Sử dụng các tài liệu tham khảo trên, kháng sinh phải được phê duyệt thông qua việc xem xét hợp chất và hồ sơ rủi ro tổng thể, cùng với việc tiếp cận quản lý rủi ro được khuyến khích như sau: 1) Kháng sinh quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người – nhóm kháng sinh dùng chung giữa người và vật nuôi: kháng sinh quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người (bao gồm nhóm kháng sinh dùng chung giữa người và vật nuôi) chỉ được phép sử dụng cho mục đích điều trị (bao gồm trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh)

    Nghiên cứu, sử dụng kháng sinh hợp lý là yêu cầu đặt ra với ngành chăn nuôi Việt Nam

      2) Kháng sinh không quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người – các kháng sinh chỉ sử dụng cho vật nuôi: Các kháng sinh không quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho người (bao gồm kháng sinh chỉ sử dụng cho vật nuôi – không phải là nhóm kháng sinh dùng làm thuốc sử dụng cho người) có thể được cho phép sử dụng cho mục đích điều trị (bao gồm trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh) và cho mục đích kích thích tăng trưởng. Với cách tiếp cận này, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho thực phẩm động vật có thể thông qua thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn có chứa thuốc), qua nước (nước có chứa thuốc) hoặc qua đường tiêm. Ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp có thể sử dụng bất kỳ kháng sinh nào được phê duyệt bởi cơ quan quản lý Việt Nam bao gồm cho cả việc điều trị (định nghĩa là trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh) và cho mục đích kích thích tăng trưởng. 

    tiemlon-jpg205026884

    Ngành chăn nuôi đang có cơ hội phát triển tốt, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu về chăn nuôi trong khu vực

      Việc cho phép sử dụng thuốc kháng sinh có kiểm soát trong thức ăn chăn nuôi công nghiệp được xem như một công cụ quản lý rủi ro nhằm nhận biết các cơ chế kiểm soát đang được sử dụng tại chỗ trong các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bao tỷ lệ trộn kháng sinh thích hợp. Để tiếp tục đảm bảo việc sử dụng kháng sinh một cách thận trọng, việc nâng cao tầm quan trọng vai trò của bác sĩ thú y trong việc phối hợp với người chăn nuôi và những bên tham gia trong quá trình phân phối thực phẩm sẽ giúp cải thiện nỗ lực sử dụng kháng sinh có trách nhiệm. Đặc biệt, vai trò của bác sĩ thú y phải là một phần then chốt trong việc sử dụng các kháng sinh quan trọng dùng làm thuốc sử dụng cho con người. Sự tham gia của bác sĩ thú y cùng người chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã gia tăng những lợi ích về việc đảm bảo chẩn đoán bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.

    Nguyên Khang

    (Theo Báo Nông Nghiệp)

     

     

    An toàn thực phẩm đóng vai trò tối ưu quan trọng đối với một quốc gia để trở thành nhà cung cấp thực phẩm đáng tin cậy cho cả thị trường trong nước và thế giới. Việc áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp tốt nhất của thế giới vào ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ nhanh chóng gia tăng nỗ lực của Việt Nam trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong ngành sản xuất thực phẩm động vật.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.