"Cửa" nào cho xuất khẩu thịt? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • “Cửa” nào cho xuất khẩu thịt?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời điểm này, với việc nguồn cung thịt lợn trong nước thiếu hụt trầm trọng, tức là không còn “cửa” cho xuất khẩu thịt lợn. Vậy cánh cửa nào để giảm tình trạng nhập siêu của ngành hàng sản phẩm chăn nuôi?

     

    Nhập khẩu thịt lợn tăng gấp 4 lần

     

    Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4/2020 ước đạt 364 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,36 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019.

     

    2020 dự báo là một năm Việt Nam nhập khẩu lượng thịt kỷ lục

     

    So sánh với cùng kỳ năm 2019, giá trị nhập khẩu nhiều nhất là trâu, bò sống trong 4 tháng đạt 204,4 triệu USD (tăng 102,8%); thịt bò đông lạnh đạt 115,9 triệu USD (tăng 88,5%); thịt và phụ phẩm sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 79,8 triệu USD (tăng 50,7%); thịt lợn đông lạnh đạt 39,7 triệu USD (tăng 444,5%).

     

    Nhập khẩu thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm đã tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái, với khối lượng 78.376 tấn. Trong đó, nguồn nhập khẩu lớn nhất là Mỹ chiếm 65%,  Hàn Quốc  14%, Braxin 9,9%, Hà Lan 4,44% và Ba Lan 3,56%.

     

    Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thịt lợn lên đến khối lượng kỷ lục 140 nghìn tấn, đã cao hơn lượng thịt lợn nhập khẩu của cả năm 2019, và tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về nguồn nhập khẩu, thịt và sản phẩm từ thịt được nhập về từ Úc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan và Canada với giá trị lần lượt là 170,4 triệu USD (tăng 94% so với cùng kỳ năm 2019); 79 triệu USD (tăng 158,8%); 78,6 triệu USD (tăng 88,1%); 49,3 triệu USD (tăng 70,5%) và 22,3 triệu USD (cao gấp 14 lần).

     

     Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 4/2020 ước đạt 41 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu nhóm hàng này 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2019.

     

    Thương mại các sản phẩm chăn nuôi nước ta đang ở vào thế nhập siêu lớn, tới 1,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Các thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ và Papua New Guinea với giá trị lần lượt là 10,9 triệu USD (giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2019); 5,4 triệu USD (giảm 59,8%); 3,3 triệu USD (tăng 24,2%); 1,4 triệu USD (giảm 34,2%) và 670,5 nghìn USD (giảm 28,5%). So sánh với cùng kỳ năm 2019, giá trị  xuất khẩu hầu hết các sản phẩm thịt đều giảm như lợn đông lạnh đạt 8,8 triệu USD, giảm 52,2%; thịt và các phụ phẩm từ thịt chế biến (chân lợn nấu chín, chân gà rút xương, khô gà, …) đạt 6,1 triệu USD, giảm 12,5%; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 3,1 triệu USD, giảm 50,5%; đùi ếch đông lạnh đạt 2,3 triệu USD, giảm 60,8% …

     

    Xuất khẩu thịt gà vẫn rộng “cửa”

     

    Việc triển khai nhập khẩu tới 100 nghìn tấn thịt lợn trong tháng 4/2020 nhằm bình ổn thị trường thịt lợn trong nước đã khiến kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi tăng cao. Với việc nguồn cung thịt lợn thiếu hụt, giá thịt lợn ở nước ta quá cao so với mặt bằng chung trên thế giới, buộc phải tăng cường nhập khẩu thịt lợn, cũng đồng nghĩa với việc không còn “cửa” cho xuất khẩu thịt lợn. Vậy cánh cửa nào để giảm tình trạng nhập siêu của ngành hàng này?

     

     Với việc sản lượng thịt gà năm 2019 tăng tới 16% so với năm 2018, đã khiến giá thịt gà xuống rất thấp. Hiện nay, nguồn cung thịt gà rất dồi dào, tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu của sản phẩm thịt gà Việt Nam rất lớn.

     

    Nguồn cung thịt gà ở nước ta rất dồi dào, có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường

     

    Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản liên tục tăng trong 3 năm qua. Riêng năm 2019, con số này đạt trên 11 triệu USD. Dự kiến trong năm 2020, giá trị xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường này còn lớn gấp nhiều lần. Riêng Công ty TNHH Kyou & Unitek có kế hoạch sẽ xuất khẩu hơn 3.600 tấn thịt gà chế biến, với tổng giá trị khoảng 20 triệu USD trong năm nay.

     

     Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại Việt Nam đang triển khai đầu tư xây dựng thêm các nhà máy chế biến thịt gà với quy mô công suất lớn nhằm mục tiêu xuất khẩu. Trong đó, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã xây dựng tổ hợp trang trại chăn nuôi gà khép kín, cùng với nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà tại Bình Phước, đến nay đã sắp hoàn thành. Theo kế hoạch, dự kiến vào tháng 6/2020, cơ quan Thú y của Nhật Bản sẽ có đoàn công tác sang kiểm tra hai nhà máy chế biến thịt gà của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh và Bình Phước.

     

    Ngoài ra, Công ty CP Nông sản Phú Gia đã xây dựng nhà máy ở Thanh Hóa.  Mới đây, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cũng có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt gà chế biến từ Việt Nam. Doanh nghiệp đầu tiên được Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cấp phép xuất khẩu sản phẩm thịt gà chế biến sang thị trường này là Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. 

     

    Trước đó, Cục Thú y Việt Nam đã chủ động, tích cực đàm phán với Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga về các yêu cầu vệ sinh thú y đối với thịt gà chế biến. Để có thể xuất khẩu được thịt gà chế biến vào các thị trường khó tính này, Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc.

     

    Doanh nghiệp chăn nuôi nước ta đang “chậm chân” bỏ lỡ thị trường khổng lồ: Trung Quốc?

     

    Mặc dù tích cực triển khai những bước để xuất khẩu sản phẩm thịt gà vào Nhật Bản, Nga… nhưng các doanh nghiệp chăn nuôi nước ta lại đang “chậm chân” bỏ lỡ thị trường khổng lồ Trung Quốc. Không ít doanh nghiệp và chuyên gia tỏ ra tiếc nuối khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa mới phê chuẩn thêm cho 7 nhà máy chế biến và 1 kho lạnh tại Thái Lan được phép xuất khẩu thịt gà sang thị trường này.

     

    Trước đó, vào đầu năm 2020, GACC đã phê duyệt 15 nhà máy tại Thái Lan để nước này mở rộng xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc. Thái Lan đang đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc đạt 364 triệu USD trong năm nay. Hiện Trung Quốc đang thiếu thịt trầm trọng.

     

    Trong quý 1/2020, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 10,38 triệu tấn, theo dữ liệu chính thức công bố ngày 17/4, do nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới tiếp tục chịu tác động của dịch tả lợn, làm suy giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn.

     

    Tổng sản lượng thịt của Trung Quốc trong quý 1/2020, bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm giảm 19,5% xuống còn 18,13 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước, trong đó có Việt Nam thúc đẩy sản xuất chăn nuôi để xuất khẩu vào thị trường 1,4 tỷ dân này.

     

     Chu Khôi

    Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thịt lợn lên đến khối lượng kỷ lục 140 nghìn tấn, đã cao hơn lượng thịt lợn nhập khẩu của cả năm 2019, và tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.