Đa dạng các hình thức chăn nuôi lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Đa dạng các hình thức chăn nuôi lợn

    Hiện nay nước ta có nhiều hình thức chăn nuôi lợn như chăn nuôi gia công, trang trại, nông hộ, liên theo hợp tác xã, tổ hợp tác và sản xuất khép kín chăn nuôi, giết mổ, chế biến.

    Đa dạng các hình thức chăn nuôi lợn

    4.1. Chăn nuôi lợn theo hình thức gia công

     

    Chăn nuôi lợn hiện theo hình thức này gồm có chăn nuôi trang trại gia công và chăn nuôi nông hộ gia công.

     

    Chăn nuôi gia công cho các công ty, doanh nghiệp có nguồn vốn FDI như tập đoàn C. P, Japfa Comfeed, CJ, Mavin, Dabaco, Greenfeed, Hòa Phát…. là hình thức người chăn nuôi nhận được vật tư đầu do công ty, doanh nghiệp cung cấp và hỗ trợ về con giống, thức ăn, thuốc thú y, quy trình kỹ thuật về chăm sóc, chuồng trại…. Đặc biệt tạo sự hài hòa về lợi ích cho cả hai phía, trường hợp rủi ro cũng được các bên chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm; theo quy định hiện nay của các công ty cho người chăn nuôi gia công thì giá công ty trả cho người chăn nuôi là dao động từ 3.000-3.500 đồng/kg lợn hơi và các công ty này bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các trang trại.

     

    4.1.1. Trang trại chăn nuôi gia công

     

    Chăn nuôi theo hình thức trang trại gia công có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

     

    Bảng 4. Số lượng trang trại, số đầu con chăn nuôi gia công theo vùng sinh thái

     

    Vùng chăn nuôi

    2016

    2017

    2018

    Số lượng
    trang trại

    Tỷ lệ %

    Số đầu con (1000 con)

    Số lượng
    trang trại

    Tỷ lệ %

    Số đầu con (1000 con)

    Số lượng
    trang trại

    Tỷ lệ %

    Số đầu con (1000 con)

    ĐBSH

    532

    19,79

    480,0

    571

    19,15

    506,7

    555

    18.44

    613,4

    TDMNPB

    181

    6,73

    213,7

    203

    6,81

    196,2

    204

    6.78

    275,6

    BTB&DHMT

    681

    25,33

    568,8

    727

    24,38

    665,6

    741

    24.62

    689,5

    Tây Nguyên

    354

    13,17

    334,1

    394

    13,21

    343,3

    405

    13.46

    442,5

    ĐNB

    855

    31,81

    1109,2

    992

    33,27

    2019,6

    1009

    33.52

    2109,5

    ĐBSCL

    85

    3,16

    203,7

    95

    3,19

    239,6

    96

    3.19

    210,9

    Tổng

    2.688

    100

    2.909,5

    2.982

    100

    3.971,0

    3.010

    100

    4.339,8

     

    Các trang trại chăn nuôi gia công chủ yếu cho các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI (chiếm 70% số trang trại) và khoảng 30% số trang trại là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp trong nước. Đối với các trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp có vốn FDI thì các trang trại này được cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y …. và được áp dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi ở Việt Nam, đào tạo lao động kỹ thuật và quản lý trang trại tốt.

     

    Năm 2018, khu vực Đông Nam Bộ là vùng có số lượng trang trại chăn nuôi gia công lớn nhất cả nước, với hơn 1 nghìn trang trại, chiếm tỷ lệ 33,5% tổng số trang trại chăn nuôi gia công của cả nước và tổng đàn là 2,1 triệu con; tiếp đến là vùng BTB&DHMT với số lượng trang trại chăn nuôi gia công đứng thứ hai cả nước, có 741 trang trại chiếm tỷ lệ 24,6% với tổng đầu con là 689,5 ngàn con; tiếp theo là vùng ĐBSH, Tây Nguyên, TDMNPB và thấp nhất là khu vực ĐBSCL.

     

    4.1.2. Hộ chăn nuôi gia công

     

    Mô hình hộ chăn nuôi gia công cho các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi lớn có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

     

    Bảng 5. Số lượng hộ và tổng đầu con trong hộ chăn nuôi gia công của cả nước

     

    2016

    2017

    2018

    Số lượng hộ

    Tổng đàn

    Số lượng hộ

    Tổng đàn

    Số lượng hộ

    Tổng đàn

    208

    180.018

    216

    186.428

    219

    192.478

     

    4.2. Chăn nuôi theo hình thức trang trại

     

    Chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại bao gồm trang trại quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn.

     

    Bảng 6. Số lượng trang trại chăn nuôi lợn theo vùng sinh thái qua các năm

     

    Vùng chăn nuôi

    2016

    2017

    2018

    Số lượng

    Tỷ lệ %

    Số lượng

    Tỷ lệ %

    Số lượng

    Tỷ lệ %

    ĐBSH

    4.115

    35,1

    3.434

    33,8

    3.164

    32,4

    TDMNPB

    1.469

    12,5

    1.410

    13,9

    1.309

    13,4

    BTB&DHMT

    1.284

    10,9

    1.198

    11,8

    1.173

    12,0

    Tây Nguyên

    630

    5,4

    620

    6,1

    610

    6,2

    ĐNB

    2.784

    23,7

    2.738

    26,9

    2.748

    28,1

    ĐBSCL

    1.455

    12,4

    767

    7,5

    766

    7,8

    Tổng

    11.737

    100

    10.167

    100

    9.770

    100

     

    Năm 2018, tổng số trang trại chăn nuôi lợn tiếp tục giảm (giảm 9,6%) và chỉ còn 9.770 trang trại so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 0,39% tổng cơ sở chăn nuôi lợn và tổng số đầu con là 12,8 triệu con chiếm tỷ lệ 44,8 % tổng đàn của cả nước (Bảng 6).

     

    Sự phân bố trang trại theo các vùng chăn nuôi là không đồng đều. Mật độ trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất được tập trung vào vùng ĐBSH và ĐNB, tiếp đến là vùng TDMNPB, ĐBSCL, BTB&DHMT và thấp nhất là vùng Tây Nguyên (Bảng 6).

     

    Năm 2018, số lượng trang trại chăn nuôi lợn của cả nước là 9.770 trang trại, trong đó vùng ĐBSH có vẫn là nơi có số trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước (3.164 trang trại) chiếm tỷ lệ 32,4%; tiếp đến vùng ĐNB có số trang trại đứng thứ hai với 2.748 trang trại chiếm tỷ lệ 28,1%; vùng TDMNPB và ĐBSCL có số trang trại nuôi lợn lần lượt là 1.309 và 1.173 chiếm tỷ lệ 13,4% và 12,0 %; cuối cùng là vùng Tây Nguyên với số trang trại it nhất (610 trang trại) và chiếm tỷ lệ 6,2% tổng trang trại của cả nước (Bảng 6).

     

    4.3. Chăn nuôi theo hình thức nông hộ

     

    Theo TCTK, năm 2012, cả nước có khoảng trên 4 triệu hộ chăn nuôi lợn, tuy nhiên đến năm 2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm xuống và số lượng cũng giảm dần qua các năm từ năm 2012 (4 triệu hộ) giảm xuống 2,5 triệu hộ năm 2018.

     

    Bảng 7. Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo vùng chăn nuôi qua các năm 2016-2018

     

    Vùng chăn nuôi

    2016

    2017

    2018

    Số lượng

    %

    Số lượng

    %

    Số lượng

    %

    ĐBSH

    458.920

    1,8

    425.695

    15,5

    398.097

    15,9

    TDMNPB

    1.167.215

    46,9

    1.129.509

    41,2

    969.876

    38,8

    BTB&DHMT

    975.882

    39,3

    912.370

    33,3

    882.258

    35,3

    Tây Nguyên

    54.588

    2,2

    59.000

    2,1

    56.582

    2,3

    ĐNB

    60.271

    2,4

    56.123

    2,0

    51.173

    2,0

    ĐBSCL

    180.676

    7,3

    156.275

    5,7

    138.933

    5,6

    Tổng

    2.897.552

    100

    2.738.972

    100

    2.496.919

    100

     

    Năm 2018, số hộ chăn nuôi lợn tiếp tục giảm (giảm 3,9%) so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 99,61% của tổng cơ sở chăn nuôi lợn của cả nước với tổng số hộ chăn nuôi lợn là 2,5 triệu hộ với tổng đàn là 13,9 triệu con.  Năm 2018, số lượng hộ chăn nuôi ở khu vực TDMNPB là cao nhất (969.876 hộ), tiếp đến là khu vực BTD&DHMT (882.258 hộ), khu vực ĐBSH (398.097 hộ), khu vực ĐNSCL (138.933 hộ), khu vực Tây Nguyên (51.173 hộ), và thấp nhất là khu vực ĐNB (51.173 hộ).

     

    Xu hướng tất yếu của chăn nuôi lợn hiện nay là chuyển từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ (nông hộ) sang chăn nuôi trang trại và chăn nuôi trang trại kết hợp với liên kết HTX, tổ hợp tác (liên kết ngang), liên kết giữa các khâu và liên kết theo chuỗi khép kín (liên kết dọc) trong đó donh nghiệp là trung tâm. Do đó số lượng hộ chăn nuôi lợn giảm dần theo các năm do quy mô nhỏ không cạnh tranh được về giá thành, chất lượng, an toàn thực phẩm.

     

    4.4. Chuỗi chăn nuôi lợn liên kết theo hợp tác xã, tổ hợp tác

     

    Bảng 8. Số lượng chuỗi liên kết theo HTX, THT và số đầu con theo vùng sinh thái

     

    Vùng chăn nuôi

    2016

    2017

    2018

    SL
    chuỗi

    Tỷ lệ

    (%)

    Số đầu con (con)

    SL

    chuỗi

    Tỷ lệ

    (%)

    Số đầu con (con)

    SL

    chuỗi

    Tỷ lệ

    (%)

    Số đầu con (1000 con)

     ĐBSH

    51

    6,8

    250.082

    58

    6,0

    334.559

    69

    6,2

    355.826

    TDMNPB

    236

    31,9

    159.500

    242

    24,9

    167.742

    342

    30,9

    149.792

    BTB&DHMT

    282

    37,8

    258.070

    290

    29,8

    231.950

    291

    26,3

    200.368

    Tây Nguyên

    86

    11,5

    55.000

    124

    12,7

    46.400

    134

    12,1

    112.000

    ĐNB

    9

    1,2

    31.500

    151

    15,5

    330.654

    151

    13,7

    330.454

    ĐBSCL

    81

    10,9

    27.838

    108

    11,1

    70.104

    118

    10,7

    88.832

    Tổng

    745

    100

    782.590

    973

    100

    1.181.409

    1.105

    100

    1.237.272

     

    Năm 2018, vùng TDMNPB và vùng BTB là 2 vùng có số lượng chuỗi liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức HTX, THT lớn nhất cả nước với số lượng tương ứng là 342 và 291 chuỗi, tiếp theo là các vùng ĐNB, Tây Nguyên, ĐBSCL và thấp nhất là vùng ĐBSH; tuy nhiên, tổng số đầu con của vùng ĐBSH lại là cao nhất (355.826 con), tiếp đến vùng ĐNB (330.454 con); điều này chứng tỏ rằng tại hai vùng này số lượng hộ chăn nuôi lợn tham gia vào một HTX, THT là nhiều nhất. Tiếp đến là vùng BTB&DHMT (200.368 con), TDMNPB (149.792 con), Tây Nguyên (112.000 con), và thấp nhất là khu vực ĐBSCL (88.832 con). 

     

    Xu hướng hiện nay đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là thực hành chăn nuôi theo chuỗi để đảm bảo tránh rủi ro, an toàn thực phẩm và đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm chăn nuôi.

     

    4.5. Chuỗi liên kết sản xuất khép kín chăn nuôi, giết mổ, chế biến

     

    Đây là hình thức liên kết chăn nuôi theo một chuỗi khép kín từ các nguyên liệu đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y….) cho đến sản phẩm đầu ra và tiêu thụ sản phẩm (giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Hình thức này thường được liên kết giữa các doanh nghiệp, công ty sản xuất chăn nuôi vừa và lớn (liên kết dọc). Chăn nuôi lợn theo hình thức liên kết chuỗi khép kín cũng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

     

    Bảng 9. Số lượng chuỗi liên kết, tổng đầu con và số đầu con/chuỗi

     

    Chỉ tiêu

    2016

    2017

    2018

    SL chuỗi khép kín (chuỗi)

    133

    168

    171

    Tổng đầu con (con)

    156.008

    866.188

    988.701

    Tỷ lệ so tổng đàn cả nước (%)

    0,5

    2,9

    3,5

    Số đầu con trung bình/chuỗi

    1.173

    5.156

    5.782

     

    Năm 2018, số lượng liên kết chuỗi khép kín trong chăn nuôi lợn của cả nước tiếp tục tăng nhẹ, cả nước hiện có 171 chuỗi (tăng 1,8% so với năm 2017) với tổng đầu con là 988.701 con chiếm tỷ lệ 3,5% tổng đàn lợn của cả nước, trung bình 5.782 con/chuỗi. Số lượng chuỗi liên kết sản xuất lợn khép kín tăng nhẹ qua các năm từ 2016 đến năm 2018, tuy nhiên tổng số đầu con và số đầu con/chuỗi tăng nhanh.  

     

    Cục Chăn nuôi

    Hiện nay có rất nhiều chuỗi sản xuất có hiệu quả với chăn nuôi An toàn sinh học, giết mổ an toàn thực phẩm của các chuỗi của công ty, doanh nghiệp như Masan, An Hạ, HTX Hoàng Long, Tập đoàn Quế Lâm, Mavin, Vinh Anh,….

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.