Dầu cám gạo - giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Dầu cám gạo – giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

    Phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung, ngành chăn nuôi gà nói riêng đã vươn lên mạnh mẽ là nhờ các trang trại chăn nuôi tập trung đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăm sóc. Tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ngành chăn nuôi gà nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

     

    Nông dân đang đối mặt với “bão giá” thức ăn, trong khi giá bán thịt, trứng giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh tế của người chăn nuôi. Ðể tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi gà, việc cắt giảm chi phí thức ăn trong khi vẫn đảm bảo cho gà phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao, chất lượng thịt tốt là vấn đề quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi cung nhu các nhà sản xuất thức ăn.

    Dầu cám gạo - giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

    VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA CHẤT BÉO TRONG THỨC ĂN

     

    Chất béo là những phân tử chứa hydrocacbon, tạo ra các khối cấu trúc và làm nên chức năng cho tế bào sống. Chất béo là vật liệu dự trữ năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram chất béo cung cấp một năng lượng là 9 Kcal. Nhu cầu chất béo trong có thể gà con cần dưới 4%, gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5%, đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật có tác dụng tốt, cải thiện năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn.

     

    Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu nhu axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Chất béo còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.

     

    ĐẶC ĐIỂM CỦA DẦU CÁM GẠO

     

    Dầu cám gạo được trích ly từ nguyên liệu cám gạo – lớp vỏ ngoài của hạt gạo lức. Dầu cám gạo chứa một lượng lớn các dưỡng chất có ích cho cơ thể động vật, trong đó, đáng chú ý nhất là thành phần các chất chống ôxy hóa tự nhiên như Vitamin E (tocopherols, tocotrienols), phytosterols, inositols…, đặc biệt là Gamma-oryzanol.

     

    Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh Gamma-oryzanol trong dầu cám gạo có tác dụng gấp bốn lần Vitamin E trong việc ngăn chặn các mô bị ôxy hóa. Gamma-oryzanol làm giảm cholesterol trong cơ thể, tăng cuờng hệ thống miễn dịch có thể bảo vệ các tế bào của co thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do hay hạn chế sự hình thành những gốc tự do.

     

    Cholesterol cần thiết để tạo màng và thành tế bào, cân bằng nội tiết tố trong co thể, sản xuất ra vitamin D và axit mật để tiêu hủy mỡ. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần một lượng đủ cholesterol. Khi quá dư thừa cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) gây ra các vấn đề về sức khỏe. Gamma-oryzanol gián tiếp làm giảm cholesterol trong ruột và gan, sau đó đào thải chúng khỏi cơ thể, đưa lượng cholesterol trong cơ thể về mức an toàn.

     

    Dầu cám gạo thô có ưu thế vượt trội hơn về mặt dinh dưỡng, giá thành cũng khá cạnh tranh so với các loại dầu thực vật khác. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng dầu cám gạo thô để phối trộn thức ăn chăn nuôi gà.

     

    Bảng: Thành phần của dầu cám gạo

     

    SỬ DỤNG DẦU CÁM GẠO TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI GÀ

     

    Dầu cám gạo đã và đang được sử dụng như một thành phần trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà trong nhiều năm. Purushothaman và cộng sự (2000) đã tiến hành thí nghiệm và kết luận trọng lượng gà con tăng nhanh khi sử dụng thức ăn có bổ sung dầu cám gạo. Trong nghiên cứu sau đó vào năm 2005, tác giả này nhận định với tỉ lệ bổ sung 3% có tác dụng tích cực đến sự tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn.

     

    Tác giả cũng kết luận rằng chi phí thức ăn để sản xuất 1kg trọng lượng là thấp nhất ở gà con có bổ sung 1% và gà vổ béo có bổ sung 4% dầu cám gạo. Công trình nghiên cứu của Anitha (2006) được thực hiện sau đó cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ phối trộn 3% dầu cám gạo trong khẩu phần thức ăn ở gà thịt thương phẩm giúp tăng trưởng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp.

     

    Cùng quan điểm, Dung và cộng sự (2012) kết luận rằng, ở gà đẻ cho ăn khẩu phần có bổ sung 3% dầu cám gạo giúp cải thiện sản lượng trứng, khối lượng trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Riêng chỉ số lòng trắng và độ dày vỏ trứng cũng là tối ưu. Chi phí thức ăn tính trên sản lượng thịt có phần tăng, nhưng tính tổng nguồn thu bao gồm sản lượng trứng thì lợi nhuận vẫn cao hơn.

    Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chăn nuôi, sự có mặt của dầu cám gạo trong thức ăn chăn nuôi còn được cho là nguyên nhân làm biến đổi hàm lượng cholesterol trong thịt và trứng gà. Chất chống ôxy hoá tự nhiên trong dầu cám gạo, Gamma-oryzanol, có vai trò làm giảm cholesterol ở huyết thanh như được nhận định bởi Kahlo (1992a, 1992b), đồng thời giảm lượng cholesterol hấp thu và cholesterol LDL (Patel and Naik, 2004). Nghiên cứu của Dung và cộng sự (2012) cho thấy, bổ sung từ 2,5% đến 3% dầu cám gạo trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ làm giảm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng gà từ 200mg giảm còn 154mg và giảm hàm lượng cholesterol trên mỗi gram lòng đỏ trứng từ 11.3mg giảm còn 9.26mg. Trước đó, Ramesh Kumar (2000) kết luận gà thịt được ăn thức ăn bổ sung dầu cám gạo cho hàm lượng cholesterol trong cơ thịt thấp, tăng hàm lượng lipoprotein có tỉ trọng cao (HDL). Anitha (2006) xác nhận hàm lượng cholesterol trong máu gà thịt giảm khi tỉ lệ dầu cám gạo thô tăng từ 1-5%.

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    Anitha, B., Moorthy, M., Viswanathan,K., 2006. Production Performance of Broilers Fed with Crude Rice Bran Oil. International Journal of Poultry Science 5: 1046-1052.

    Berger, A., Rein, A., Schafer, D., Monnard, I., Gremaud, G., Lambelet, P., Bertoli, C., 2005. Similar cholesterol-lowering properties of rice bran oil, with varied gamma-oryzanol, in mildly hypercholesterolemic men. European Journal of Nutrition 44: 63-173.

    Dung, N.N.X., Phuong, L.T., Suong, N.M., Manh,L.H., 2012. Effect of crude rice bran oil supplementation on performance, egg production and quality, plasma lipid and yolk cholesterol of laying hens; Proceedings of the International Conference “Livestock-Based Farming Systems, Renewable Resources and the Environment”, 6-9 June 2012, Dalat, Vietnam.

    Kahlon, T. S., Chow, F. I., Sayre, N. R., Betschart, A. A., 1992. Cholesterol lowering in hamsters fed rice bran at various levels, defatted rice bran and rice bran oil. Journal of Nutrition 122:513-519.

    Kahlon, T. S., Chow, F. I., Sayre, R. N., Betschart, A. A.,1 992. Cholesterol-lowering in hamsters fed rice bran at various levels, defatted rice bran and rice bran oil. Journal of Nutrition 122:513-519.

    Patel, M., Naik, S. N., 2004. Gamma-oryzanol from rice bran oil: A review. Journal of Scientific and Industrial Research 63: 569-578.

    Purushothaman, M.R., Vasan, P., Mohan, B., Ravi,R., 2005. Utilization of tallow and rice bran oil in feeding broilers. India Journal of Poultry Science 40: 175-178.

    Purushothaman, M.R., Vasan,P., Ravi, R., Mohan, B., 2000. Effect of palm oil, rice bran oil and tallow obroiler production. Souvenir, Lead Papers an Research Abstracts in IPSACON. PPN 52: 104.

     

    Tiêu Tuyết Minh

    Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam (Cần Thơ) 

    Nguồn: Dr. Huynh Thi Tu, Pham Minh Thong, Ngo Duy Quang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.