Để xây dựng thương hiệu của nền sản xuất chăn nuôi hàng hóa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Để xây dựng thương hiệu của nền sản xuất chăn nuôi hàng hóa

    Những năm gần đây, sản xuất chăn nuôi của Thái Bình đã, đang là ngành hàng sản xuất chính, đóng góp giá trị lớn và giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Do đó, để xây dựng thương hiệu của nền sản xuất chăn nuôi hàng hóa, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

    Để xây dựng thương hiệu của nền sản xuất chăn nuôi hàng hóaPhát triển chăn nuôi lợn ở Thái Thụy.

     

    Hiện nay, tổng đàn lợn của tỉnh có gần 1 triệu con, đàn gia cầm trên 12 triệu con, đàn trâu, bò trên 50.000 con, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất đạt trên 285.000 tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt trên 262 triệu quả; giá trị sản xuất chăn nuôi 8.989 tỷ đồng, chiếm trên 43% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng đạt 3,34% so năm 2016. Chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng trang trại sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Toàn tỉnh hiện có 696 trang trại chăn nuôi, trong đó 74 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, trên 9.200 gia trại và gần 80.000 nông hộ chăn nuôi; riêng chăn nuôi lợn có 568 trang trại, trong đó 33 trang trại quy mô lớn.

     

    Cơ cấu đàn vật nuôi có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ nái ngoại, nái lai, đàn lợn thịt 3/4, 7/8 và 100% máu ngoại tăng. Những năm qua, dịch bệnh trên đàn vật nuôi được khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vật nuôi, công nghệ sinh học, quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) được ứng dụng mạnh mẽ, nhất là trong các trang trại và một số xã đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh đã góp phần tăng năng suất chăn nuôi và bảo đảm về an toàn thực phẩm. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 55 lượt trang trại được công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh; đã có 6 xã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu; có 1 hiệp hội, 4 hợp tác xã, 51 nhóm GAHP, 13 tổ hợp tác chăn nuôi với 1.016 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP.

     

    Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, tại Thái Bình, chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ vẫn chiếm chủ yếu với khoảng 70% về sản lượng và 88% về số lượng hộ chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, tạo ra chưa đồng nhất về chất lượng, không tập trung về sản lượng, giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh sản phẩm yếu, liên kết chăn nuôi theo chuỗi chưa nhiều, tự phát, hoạt động lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trong tỉnh nhiều nhưng quy mô nhỏ lẻ là chủ yếu, đặc biệt thiếu, vắng doanh nghiệp đầu tàu trong thu gom, giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh. Thị trường đầu ra của sản phẩm chăn nuôi bấp bênh, phụ thuộc vào xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc. Chưa có sản phẩm theo chuỗi, truy nguyên được nguồn gốc nên chưa chiếm lĩnh được nhiều thị trường các siêu thị, nhà hàng ở các thành phố lớn…

     

    Để từng bước khắc phục được những tồn tại, hạn chế và thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi của tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chăn nuôi. Từ năm 2012 đến nay, các bệnh “đỏ” ở lợn và bệnh lở mồm long móng, tỷ lệ lợn được tiêm vắc-xin phòng các bệnh đạt từ 90% trở lên. Tình hình dịch bệnh ổn định hơn, các ổ dịch tuy có xảy ra nhưng đều là nhỏ lẻ, được phát hiện và khống chế ngay ở diện hẹp, tạo niềm tin, sự yên tâm cho người sản xuất chăn nuôi.

     

    Đề án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với chăn nuôi lợn để hướng tới xuất khẩu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và lựa chọn. Tuy nhiên, để xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo đúng tiêu chí của Bộ cũng như của Tổ chức thú y thế giới (OIE) thì không chỉ là bảo đảm về tỷ lệ tiêm phòng, về các biện pháp chuyên môn như giám sát dịch bệnh, tiêu độc khử trùng, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, xét nghiệm mẫu giám sát… mà vấn đề xây dựng bộ thủ tục, hồ sơ pháp lý, chỉ đạo thực hiện phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật… là những nội dung quan trọng cần được tăng cường củng cố.

     

    An toàn dịch bệnh vừa là mục tiêu vừa là thương hiệu của nền sản xuất chăn nuôi hàng hóa. Do đó, việc thực hiện một quá trình sản xuất trên cơ sở áp dụng các quy trình kỹ thuật, có sự đầu tư về khoa học công nghệ, về tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn sạch bệnh, đáp ứng được xu thế phát triển hội nhập, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trên thị trường cả trong và ngoài nước. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được xác định là không xảy ra ca bệnh đã đăng ký an toàn dịch bệnh (chủ yếu là bệnh dịch tả lợn và bệnh lở mồm long móng gia súc) trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh và hoạt động thú y trong vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đó phải bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

     

    Mặt khác, tổ chức liên kết trong sản xuất chăn nuôi theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ cũng được coi là một trong những nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội tự do thương mại kèm theo là các yêu cầu khắt khe đối với các sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh sẽ chiếm ưu thế trên thị trường. Do đó, xu thế tất yếu của ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung, sản xuất chăn nuôi của Thái Bình nói riêng là phải tăng cường đẩy mạnh sự liên kết để phát triển ổn định và hội nhập.

     

    Thông qua việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh sẽ làm thay đổi được nhận thức cho người chăn nuôi, nắm bắt được vấn đề truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, áp dụng nhuần nhuyễn các quy trình kỹ thuật của chăn nuôi công nghiệp trong nông hộ, qua đó người chăn nuôi cũng thấy được trách nhiệm với cộng đồng và người tiêu dùng về việc tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn, sạch bệnh, góp phần trong việc liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Đồng thời, làm thay đổi tư duy quản lý và tổ chức sản xuất của lãnh đạo chính quyền các cấp, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ thú y cơ sở từ đó nhân rộng mô hình cơ sở an toàn dịch bệnh đã có thành vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh trên địa bàn cả tỉnh phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

     

    Nguyễn Văn Đức

    (Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y)

    Nguồn: Báo Thái Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.