Đồng Nai: Gian nan thịt sạch - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Đồng Nai: Gian nan thịt sạch

    Thời gian gần đây, dư luận lại rộ lên thông tin một số lô heo thịt sử dụng chất cấm. Trong các đợt kiểm tra cuối năm, các đoàn kiểm tra lò mổ, trại heo tại TP.Hồ Chí Minh liên tục phát hiện những lô heo xuất xứ từ Đồng Nai bị nhiễm chất cấm.

    Giá heo hơi hiện bán ra tại trại chỉ còn khoảng 40 ngàn đồng/kg, giảm từ 6-7 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng 1-2016. Người chăn nuôi rất lo lắng vì giá heo hơi giảm sâu ngay trong cao điểm tiêu thụ của thị trường tết.

    * Rớt giá vì chất cấm

    Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, Sở Công thương và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang triển khai kế hoạch xây dựng chuỗi tiêu thụ thịt sạch không sử dụng chất cấm tại các chợ đầu mối, bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Các điểm bán thịt sạch này sẽ đi vào hoạt động ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2016 để phục vụ nhu cầu mua sắm tết của người dân.

    Ông Phạm Như Hi, Nhóm trưởng Nhóm Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) tại ấp Nam Sơn, xã Quang Trung (huyện Thống Nhất), cho rằng: “Tình trạng một số ít người vì lợi nhuận sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi đã gây thiệt hại chung cho cả ngành chăn nuôi. Vì mỗi khi rộ lên thông tin vi phạm sử dụng chất cấm, người tiêu dùng giảm mua thịt heo kéo theo giá heo hơi xuống thấp. Chúng tôi nuôi heo sạch nhưng do thị trường chưa có kênh tiêu thụ cho sản phẩm heo an toàn nên cũng bị thiệt hại theo”.

    images1449946_9A

    Vùng chăn nuôi GAHP tại huyện Thống Nhất

    Thời gian qua, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã nhiều lần kiến nghị mong có biện pháp nghiêm trong xử lý, thậm chí phải đưa ra giải pháp tiêu hủy đàn heo nhiễm chất cấm, không để xảy ra tình trạng tái phạm nhiều lần, gây thiệt hại chung cho cả ngành chăn nuôi. Theo hiệp hội, khi bước vào hội nhập, nếu sản phẩm chăn nuôi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngành chăn nuôi có cải thiện năng suất cũng vẫn thua ngay trên sân nhà khi người tiêu dùng quay lưng.

    Theo phản ánh của người chăn nuôi, tháng cao điểm tiêu thụ của thị trường tết, giá heo thường đứng ở mức cao và có xu hướng tăng dần về cuối năm do nhu cầu tiêu thụ lớn. Nhưng năm nay, giá heo hơi lại giảm mạnh, người chăn nuôi gần như huề vốn ngay mùa cao điểm tiêu thụ. Điều khiến nông dân càng lo lắng là tình trạng thương lái ép giá nông dân. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, chia sẻ: “Giá heo hơi giảm mạnh do biến động của thị trường Trung Quốc giảm nhập heo. Nhưng ở đây còn có cả nguyên do thương lái ép giá nông dân vì vụ tết nông dân tăng đàn mạnh, nguồn cung rất dồi dào. Theo tôi biết, tuy giá heo hơi ngoài thị trường khoảng 40-41 ngàn đồng/kg nhưng có trại heo buộc phải bán cho thương lái với mức 38 ngàn đồng/kg vì sợ không đẩy hàng nhanh, giá heo sẽ còn tuột dốc”.

    * Sẽ có chuỗi cung ứng thịt sạch

    Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Hiện chúng tôi đang triển khai việc đăng ký gian hàng bán thịt sạch cho tiểu thương tại các chợ. Tham gia chương trình, tiểu thương sẽ được hiệp hội trang bị bảng hiệu, đồng phục… để người tiêu dùng nhận diện được điểm bán thịt sạch. Hiệp hội đảm bảo nguồn cung thịt an toàn từ các trại chăn nuôi đạt chuẩn VietGAP; thịt về chợ sẽ được kiểm tra chất cấm”.

    Trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Đồng Nai đã kiến nghị có cơ chế hỗ trợ xây dựng chuỗi cung cấp thịt sạch. Cụ thể, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã kiến nghị chọn chợ Tân Biên (đã xây dựng nhiều năm nay nhưng chưa đưa vào khai thác) thành chợ đầu mối thịt sạch của tỉnh. Tuy nhiên, điều tiểu thương e ngại là tình trạng heo, gà lậu bị tuồn ra thị trường thiếu sự kiểm soát. Một thực tế hiện nay, nguồn heo lậu vẫn ùn ùn đổ về chợ Tam Hòa (TP.Biên Hòa); heo, gà  đổ đống ngoài vỉa hè khu vực chợ Sặt, chợ Tân Biên để bỏ mối về các nơi thiếu sự kiểm tra, giám sát.  

    Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn là chương trình mà Đồng Nai đang quyết tâm thực hiện nhằm nâng cao năng lực của ngành chăn nuôi khi bước vào hội nhập. Ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, cho biết Đồng Nai đã thiết lập được 3 vùng GAHP tại các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, TX.Long Khánh với 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi tham gia áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Tỉnh cũng đang ráo riết thực hiện chương trình quy hoạch chăn nuôi tập trung; các vùng giết mổ tập trung… Đây sẽ là cơ sở để xây dựng chuỗi an toàn từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ. “Mục tiêu của Đồng Nai không chỉ đưa thịt sạch vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn mà còn là các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể phục vụ công nhân” – ông Báu nói.

    Bình Nguyên (Báo Đồng Nai)

    Tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam rất ủng hộ kiến nghị của Đồng Nai trong việc chọn chợ Tân Biên thành chợ đầu mối cung cấp thực phẩm an toàn. Thứ trưởng giao cho Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn phối hợp cùng thực hiện chương trình này và sẽ đề xuất chọn Đồng Nai làm mô hình thí điểm của Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn để có chính sách, cơ chế hỗ trợ. Thứ trưởng cũng lưu ý trong xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ thực phẩm sạch, Đồng Nai cần quan tâm đến các khu công nghiệp, đưa thịt sạch vào bếp ăn tập thể, đảm bảo bữa ăn cho các đối tượng công nhân, học sinh…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.