Đồng Nai: Thịt sạch ra chợ sẽ có logo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Đồng Nai: Thịt sạch ra chợ sẽ có logo
    Trong đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm (từ tháng 10-2015 – 2-2016), Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn đã thí điểm triển khai xây dựng các chuỗi liên kết, cấp xác nhận sản phẩm an toàn cho các cơ sở bày bán sản phẩm nông sản, thực phẩm.

    Những cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy xác nhận sẽ được gắn logo để người tiêu dùng biết đây là nơi bán thực phẩm an toàn. Tết Nguyên đán 2016, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã triển khai thí điểm các điểm bán thịt heo an toàn tại một số chợ trên địa bàn tỉnh.

    images1565728_6B

    Tiểu thương bán thực phẩm an toàn sẽ được cấp chứng nhận.

    Ảnh chụp: Gian hàng bán thịt heo tại chợ Biên Hòa.

    Nhiều năm qua, Đồng Nai đã có 3 vùng GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn trong các vùng ưu tiên) với trên ngàn hộ chăn nuôi, trong đó hơn 600 hộ đã được cấp chứng nhận VietGAP. Tuy nhiên, hiện đa số các loại thực phẩm sạch này vẫn được bán ngoài chợ như hàng thường vì chưa có điểm bán sản phẩm an toàn được xác nhận. Theo đó, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai vừa triển khai thí điểm dự án chuỗi tiêu thụ rau, thịt an toàn tại chợ truyền thống. Dự án đã chọn một số chợ tại huyện Vĩnh Cửu và huyện Tân Phú để triển khai thí điểm việc cấp giấy chứng nhận.

    Ông Nguyễn Văn Mây, Trưởng ban quản lý chợ Vĩnh An (thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu), cho biết trong chợ có hàng trăm hộ kinh doanh thịt, rau các loại nhưng chỉ có khoảng 40 hộ đủ điều kiện, có sạp chính chủ được chọn tham gia chương trình thí điểm này. Trước mắt, ban quản lý mới lấy danh sách tiểu thương, còn rất nhiều hoạt động cần triển khai, như: tập huấn cho tiểu thương về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh nguồn gốc thực phẩm, xét nghiệm xác nhận thực phẩm an toàn… Và chỉ những hộ đạt mới được cấp giấy chứng nhận bán thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, chương trình này rất được tiểu thương quan tâm vì bây giờ người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề thực phẩm an toàn.

    Bà Lê Thị Kim Nga, tiểu thương bán thịt heo tại chợ Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ: “Mỗi lần xuất hiện thông tin chất cấm là tiểu thương kinh doanh thịt heo bị ảnh hưởng rất nhiều. Sức tiêu thụ giảm hẳn vì người tiêu dùng e ngại, mặc dù tiểu thương chúng tôi đã giải thích rất nhiều để chứng minh đây là thịt an toàn. Chính vì vậy, tiểu thương chúng tôi mong sớm được cấp giấy chứng nhận để người tiêu dùng an tâm mỗi khi mua hàng”.

    * Gỡ khó về cơ chế

    Tuy chính sách đã có nhưng việc triển khai cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn trong thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Việc triển khai cấp chứng nhận trên diện rộng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, yêu cầu của sản phẩm được xác nhận an toàn phải được kiểm chứng chặt chẽ theo chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến khâu tiêu thụ nên không phải ai cũng đủ điều kiện.

    Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam diễn ra vào giữa tháng 5-2016, ông Huỳnh Thành Vinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, cho biết: “Tết Nguyên đán 2016, Sở có cấp giấy chứng nhận tạm thời cho một số tiểu thương tham gia chương trình thí điểm chuỗi bán thịt heo an toàn. Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở kinh doanh thực phẩm còn chồng chéo giữa các bộ, ngành và hiện vẫn chưa có quy định riêng hay văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp chứng nhận này nên gặp khó khăn khi triển khai vào thực tế”.

    Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định bộ rất ủng hộ chủ trương xây dựng chợ đầu mối và nỗ lực xây dựng hệ thống phân phối thịt, thực phẩm an toàn đến các chợ truyền thống của Đồng Nai nên sẽ tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để địa phương triển khai thực hiện. Hiện an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nóng hiện nay. Ở đây, việc quan trọng là hình thành được chuỗi liên kết từ nông dân, hiệp hội, nhất là thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư.

    Bình Nguyên

    (Theo Chăn Nuôi Việt Nam)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.