Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Quản Bạ (Hà Giang) ngày càng phát triển, với tổng đàn trâu, bò 20.385 con, tăng 1.505 con so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là huyện vùng cao phải gánh chịu nhiều đợt giá rét, dễ dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc. Vì vậy, để tận dụng nguồn thức ăn dồi dào vào các mùa khác trong năm, Trạm Khuyến nông huyện đã thí điểm xây dựng mô hình ủ chua thức ăn dự trữ cho gia súc.

Bể ủ chua cỏ của hộ anh Ma Dao Lềnh, ở thôn Mỏ Sài, xã Thanh Vân.
Xã Thanh Vân có tổng đàn trâu, bò 2.300 con. Công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc được địa phương triển khai từ rất sớm. Có cán bộ đến từng thôn tuyên truyền, vận động bà con làm tốt việc che chắn chuồng trại, đảm bảo thức ăn cho đàn gia súc qua thời gian giá rét. Đặc biệt năm nay, huyện có kế hoạch hướng dẫn 5 hộ chăn nuôi ở xã tham gia mô hình ủ chua cỏ dự trữ thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn, đây là mô hình có ý nghĩa tăng hiệu quả trong chăn nuôi trâu, bò, nhất là vào vụ Đông – xuân.
Đến tham quan bể ủ chua cỏ của hộ anh Ma Dao Lềnh, ở thôn Mỏ Sài, xã Thanh Vân, được anh giới thiệu: “Nhà tôi có đàn bò 8 con, được huyện tuyên truyền và hỗ trợ 1,6 triệu đồng xây bể chứa bằng xi – măng, cao 1,5m, diện tích 4 m2. Làm cỏ ủ chua này rất dễ, chủ yếu là ta phải làm theo hướng dẫn của cán bộ tập huấn, chịu khó. Năm nay nhà tôi cho bò ăn nếu thấy kết quả tốt sẽ xây thêm bể to hơn”. Để thực hiện thành công việc ủ chua cỏ, cần làm theo quy trình chế biến khá đơn giản, cỏ được phơi héo, cắt thành từng đoạn ngắn, đều, bỏ vào bể ủ có lót ny lon nén chặt. Cứ 20 cm lại tưới muối, cám gạo một lượt, tương tự như vậy cho đến đầy bể, sau đó dùng bạt che kín lại. Đến khoảng 1 tháng sau khi cỏ ủ có màu vàng, mềm, mùi thơm, chua thì cho trâu, bò ăn để dễ tiêu hóa. Mới đầu đàn bò ăn chưa quen, nên cho ăn thử dần kết hợp với cỏ tươi và tinh bột.
Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện, Hoàng Thị Thơm Hương cho biết: “Trong vụ Đông – xuân này, huyện đã hỗ trợ 9,6 triệu đồng cho 6 hộ dân ở xã Thanh Vân và Tùng Vài thực hiện mô hình ủ chua cỏ. Các hộ tham gia được hỗ trợ kỹ thuật và vật tư, như phân u rê, cám gạo, hố ủ cỏ… và còn được hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cỏ làm thức ăn cho gia súc. Nếu cỏ ủ tốt có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. Qua khảo nghiệm thực tế cho thấy nhiều hộ đã thực hiện thành công mô hình, đàn trâu, bò của đồng bào đã bắt đầu làm quen với dạng thức ăn này. Đây cũng là giải pháp để tăng dinh dưỡng, trọng lượng cho đàn gia súc trong điều kiện nuôi nhốt vào mùa đông”. Đề cập đến kế hoạch nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện, chị Hương cho biết, vụ sau huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình ra khoảng 30 hộ nữa.
Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hơn nữa lại có số lượng đàn trâu, bò khá lớn, để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, chủ động chuẩn bị lượng thức ăn cho đàn gia súc phát triển tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thức ăn là cỏ tự nhiên khan hiếm trong mùa Đông thì ủ chua cỏ là một mô hình hay, cần nhân rộng.
Lê Hải
Nguồn: Báo Hà Giang
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- chế biến sữa li>
- cục chăn nuôi li>
- cúm gà li>
- cúm gia cầm li>
- H5N1 li>
- trường người chăn nuôi li> ul>
- Biến đổi gen trên heo giúp phòng bệnh tai xanh
- Trang trại chăn nuôi lớn phải cách nguồn nước ít nhất 500 m
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) các tỉnh phía Nam ngày 03/12/2019
- Thu nhập ổn định nhờ con dê
- Nuôi gia cầm từ… chuồng heo bỏ trống
- Cả nước có trên 500 giảng viên ngành Chăn nuôi Thú y
- Thành phố Hồ Chí Minh gia hạn các lò giết mổ thủ công
- Ngành chăn nuôi dẫn đầu về công tác cải cách hành chính
- Cổ phiếu của Masan MeatLife lên sàn với giá 80.000 đồng/cp có phù hợp?
- Giá heo hơi hôm nay 5/12: Tăng mạnh trở lại, sẽ phá mốc 80.000 đồng/kg?
Tin mới nhất
CN,08/12/2019
- Biến đổi gen trên heo giúp phòng bệnh tai xanh
- Trang trại chăn nuôi lớn phải cách nguồn nước ít nhất 500 m
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) các tỉnh phía Nam ngày 03/12/2019
- Thu nhập ổn định nhờ con dê
- Nuôi gia cầm từ… chuồng heo bỏ trống
- Cả nước có trên 500 giảng viên ngành Chăn nuôi Thú y
- Thành phố Hồ Chí Minh gia hạn các lò giết mổ thủ công
- Ngành chăn nuôi dẫn đầu về công tác cải cách hành chính
- Cổ phiếu của Masan MeatLife lên sàn với giá 80.000 đồng/cp có phù hợp?
- Giá heo hơi hôm nay 5/12: Tăng mạnh trở lại, sẽ phá mốc 80.000 đồng/kg?
- Phạm: Công ty tôi chuyên cung cấp các dòng máy in date trên các loại bao bì sản phẩm.
- Tuan: Chim cu gáy em đã một đến hai ngày bây giờ em ghê thêm chúng vào được hay không
- Bùi Thị Việt Hằng: Đây là một bài phân tích rất hay và bổ ích cho những người yêu thích thú cưng và
- Kim Thu: Mình có con trăn vàng 20 kí do nay nó lớn cái c chuồn trật , mình muốn bán giá t
- Trần oanh: Gà nhà e đk 10 ngày có biểu hiện lông ẩm rủ cánh chết rất nhiều vậy nên dùng biệ
- Y BIỆT: Em có trăn 10kg bán giá 250k 1 ký ao cần lh 0966328581
- Nguyễn Quốc Cường: Tôi tên : Nguyễn Quốc Cường. Tuổi 1985 Tôi có kinh nghiệm lam việc ở lĩnh vực Đ
- văn tất Thành: tôi muốn mua gà công nghiệp nguyên con, đùi góc tư, ức gà.... ổn định, lâu dài,
- Cty Khử Trùng Xanh: Công ty bên mình chuyên cung cấp Dịch vụ Khử trùng hàng hoá và Pestcontrol trong
- Lê hoài nam: E muốn mua số lượng ít o bình dương phân phối cho các cửa hàng
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Tập đoàn Bayer bán đơn vị kinh doanh thuốc thú y Animal Health
- Tín hiệu bước đầu từ kháng thể phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu
- Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng từng ngày
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
- Dịch tả lợn Châu Phi: Không nên tẩy chay thịt lợn
- Hai kịch bản khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam
- Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn