Hà Nội: Làm gì để chăn nuôi thực sự bền vững, hiệu quả? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hà Nội: Làm gì để chăn nuôi thực sự bền vững, hiệu quả?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi thủ đô thuộc top đầu của nước ta, song thời gian vừa qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, thảm cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” diễn ra khiến người chăn nuôi thua thiệt đủ đường. Vậy đâu là “chìa khóa” để ngành chăn nuôi của thủ đô phát triển thực sự hiệu quả, bền vững?

    Hà Nội: Làm gì để chăn nuôi thực sự bền vững, hiệu quả?Ứng dụng công nghệ cao sẽ là khâu then chốt, đột phá giúp tăng năng suất chăn nuôi

     

    Chăn nuôi chiếm gần 50% giá trị sản xuất nông nghiệp

     

    Ông Bùi Tuấn Khải, Chủ tịch Hội chăn nuôi Hà Nội cho biết, tính đến đầu năm 2017, thủ đô có 1,8 triệu con lợn, tăng 16,9%; đàn bò có 135 nghìn con; đàn gia cầm có 28,8 vạn con… thuộc top đầu cả nước. Do chăn nuôi phát triển đã nâng tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi lên 45,7% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho nông dân.

     

    Bên cạnh đó đã hình thành khu vực chăn nuôi trọng điểm, quy mô lớn ngoài khu dân cư với 13 xã chăn nuôi lợn, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 19 xã chăn nuôi bò sữa, 29 xã chăn nuôi gia cầm… Chăn nuôi quy mô trang trại cũng ngày càng phát triển với 3,8 nghìn trang trại.

     

    Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng từ đầu năm đến nay, chăn nuôi đứng trước những thách thức và rủi ro lớn. Sản phẩm sữa tươi rớt giá từ 14.000 đồng/lít xuống còn 7.000-8.000 đồng/lít, nhiều lúc sữa không bán được phải cho lợn ăn. Giá thịt lợn hơi từ mức 45.000-50.000 đồng/kg thịt lợn hơi, giảm xuống còn 18.000-20.000 đồng/kg mà vãn không tiêu thụ được, nhiều nông hộ phải giết lợn nái, bán đổ bán tháo lợn thịt, ngừng chăn nuôi, dẫn đến thua lỗ lớn, mất vốn, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thảm cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” diễn ra với sản xuất lúa, dưa hấu… nay lại diễn ra với chăn nuôi.

     

    Hiệu quả chăn nuôi thấp do nhiều nguyên nhân

     

    Nhiều nguyên nhân được ông Khải chỉ ra như: Chăn nuôi phát triển quá nóng, chăn nuôi theo phong trào, chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, năng suất thấp, giá thành cao. Chuỗi liên kết sản phẩm còn quá ít, chưa tổ chức được liên thông gắn kết sản xuất với thị trường. Đặc biệt, việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi mới chỉ áp dụng ở các trang trại và khu vực chăn nuôi trọng điểm. Do vậy năng suất chăn nuôi thấp, chỉ 16-18 con lợn con/năm, trong khi các nước phát triển sản xuất từ 28-30 lợn con/năm. Năng suất sữa mới đạt 14 lít/con/ngày, trong khi đó sữa của các trang trại của Vinamilk đạt từ 35-40 lít/con/ngày. Chi phí thức ăn tiêu tốn lớn, giá thức ăn chăn nuôi gia súc ngày càng cao dẫn đến chi phí sản xuất, giá thành cao, hiệu quả thấp.

     

     Cục trưởng Cục Chăn nuôi ông Hoàng Thanh Vân thì khẳng định: Đối với Hà Nội, ngành chăn nuôi cần hướng tới hiệu quả, phát triển theo công nghệ cao gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNC vào chăn nuôi, hình thành các chuỗi liên kết, nhất là chính sách ưu đãi về vốn, đất đai. Cùng với đó, tăng cường liên kết với các tỉnh, TP và các tổ chức quốc tế để trao đổi, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi.

     

    Chỉ ra nguyên nhân khiến chăn nuôi thủ đô chưa thực sự cất cánh được, theo PGS TS Nguyễn Văn Đức, trưởng ban Khoa học – Công nghệ Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Thực tế, các trại chăn nuôi ở Hà Nội mới chỉ áp dụng công nghệ cao (CNC) với một tỷ lệ rất nhỏ. Đối với chăn nuôi bò sữa có 78% các trang trại sử dụng hệ thống chống nóng và 85% sử dụng máy vắt sữa; đối với bò thịt có 47% trại đã sử dụng hệ thống chống nóng; đối với chăn nuôi lợn cũng có 40% trang trại sử dụng hệ thống chuồng kín, làm mát; đối với chăn nuôi gà có 35% trang trại sử dụng hệ thóng chuồng kín, đối với dê cỏ và các vật nuôi khác thì CNC dường như chưa được áp dụng.

     

    Để chăn nuôi thực sự cất cánh: Công nghệ cao và liên kết chặt chẽ!

     

    PGS TS Nguyễn Văn Đức một lần nữa khẳng định: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là khâu then chốt, đột phá nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm lên 15-20%. Từ đó, giúp giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước với các sản phẩm nhập khẩu. Việc tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng, thông qua liên kết từ hộ sản xuất con giống tới họ nuôi đàn thương phẩm, sẽ giúp chủ động về số lượng cũng như chất lượng con giống; từ hộ chăn nuôi với nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi 7-9%, do không phải thông qua đại lý mà các cấp; từ hộ chăn nuôi thương phẩm tới người tiêu dùng mà không phải qua khâu thương lái ép giá sẽ giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi 8-15%. Thực tế hiện nay, giá thành sản xuất 1kg chăn nuôi của nước ta cao hơn nhiều so với một số nước trên thế giới là do ta chưa sử dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và giá thức ăn cũng cao hơn so với thế giới từ 15-20%.

     

    Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng: Hà Nội định hướng tập trung phát triển giống vật nuôi năng suất chất lượng cao. Chăn nuôi lợn với 25 con/nái/năm trở lên. Lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong việc ứng dụng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ với hộ chăn nuôi, HTX.

     

    Cần thiết phải xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi: Doanh nghiệp chăn nuôi lợn nên theo chuỗi khép kín từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và lưu thông sản phẩm. Các trang trại và hộ chăn nuôi nên liên kết với doanh nghiệp sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến tiêu thụ để giảm giá thành sản phẩm. Chăn nuôi theo quy hoạch, xã trọng điểm, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Phải nâng cao chất lượng giống vật nuôi. Nhập giống ngoại chất lượng cao và phát triển giống bản địa. Đa dạng các hình thức chăn nuôi: Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi sinh học, hữu cơ. Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chăn nuôi. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề. Thực hiện tái cơ cấu trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn giảm, phát triển chăn nuôi thỏ, chăn nuôi thông hợp, nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ăn quả. Đảm bảo an toàn dịch bệnh…

     

    Hà Ngân

    NHỮNG ĐIỂM SÁNG CỦA ỨNG DỤNG CNC TRONG CHĂN NUÔI TẠI HÀ NỘI:

     

    Chương trình tạo đàn bò thịt cao sản BBB

     

    Đến nay, Chương trình tạo đàn bò thịt cao sản BBB đã triển khai rất mạnh tại Hà Nội: đã phối được 170.000 bò cái và đã sinh ra 40.000 bê BBB với khối lượng sơ sinh đạt 28-35 kg/con. Sinh trưởng phát triển nhanh đạt trung bình 28-35kg/con. Sinh trưởng phát triển nhanh đạt trung bình 25Kg/tháng. Đặc biệt, nuôi bò BBB tại Hà Nội đã cho lượng thịt lợn, tỷ lệ thịt tinh đạt tới 58%.

     

    Chương trình chọn tạo giống lợn Gen+

     

    Tại trung tâm giống lợn Hà Nội đã có 75 lợn đực và cái giống có chất lượng rất tốt đã được nhập về từ Pháp. Đây là nguồn gen quý được chọn lọc thông qua chương trình chọn giống CNC Gen+ của Pháp nên tốc độ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và tỷ lệ thịt nạc cao.

     

    Xây dựng Trung tâm sản xuất tinh cọng rạ công nghệ cao

     

    Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ sản xuất tinh cọng rạ CNC. Với việc ứng dụng CNC, TT đã bắt đầu sản xuất và cung cấp cho thị trường hàng ngàn liều tinh cọng rạ các giống trâu, bò cao sản với chất lượng giống và tinh đạt tiêu chuẩn quốc tế.

     

    Giống gà D300

     

    Giống gà D300 là một trong những giống gà được chọn lọc rất hiện đại bằng CNC nên nguồn gen quý này đã được đánh giá là một tỏng những nguồn gen gia cầm quý hiện nay của Hà Nội.

     

    Hiện tại, giống gà D300 đang được nhân giống và sản xuất tại Chương Mỹ và cung cấp giống tốt cho Hà Nội và những vùng lân cận. Nuôi gà D300 mang lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn.

     

    Trang traị Bảo Châu

     

    Trang trại Bảo Châu, Sóc Sơn, Hà Nội là một trong những đơn vị tiên phong trong việc thực hiện nuôi lợn hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu EM của Nhật Bản. Đây là công nghệ chăn nuôi tiên tiến hiện nay, bởi ngoài những ưu điểm về chất lượng thịt; công nghệ còn giúp giải quyết vấn đề về xử lý chất thải trong chăn nuôi mà hầu hết các trang trại hiện nay đều gặp phải.

     

    P.V (tổng hợp)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.