UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ba Vì về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố.
Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm để phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Vừa qua, trên địa bàn huyện Ba Vì phát hiện 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 tại thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh, phải tiêu hủy 1.778 con gia cầm, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Ba Vì và các đơn vị tập trung xử lý, phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn, không để lây lan diện rộng, theo quy định chỉ đạo của Trung ương và thành phố; trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, vi rút cúm gia cầm A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta và lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn thành phố (tại huyện Ba Vì) nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do Hà Nội là địa bàn trung tâm trung chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm; là nút giao của nhiều tuyến quốc lộ; có chợ đầu mối buôn bán gia cầm lớn nhất cả nước nên việc kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt là loài chim hoang dã có thể nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H5N8 ở các nước, các khu vực có dịch và nhiễm vào địa bàn. Tổng đàn gia cầm trên địa bàn thành phố rất lớn, hơn 40 triệu con, mật độ chăn nuôi lớn, nhưng chủ yếu nhỏ lẻ nên ý thức chủ động phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn sinh học chưa cao.
Để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, các địa phương, đặc biệt là huyện Ba Vì triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm không để lây lan diện rộng; tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm tỷ lệ tiêm đạt hơn 80% tổng đàn có nguy cơ; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng; duy trì hoạt động của chốt kiểm dịch động vật tại các chợ đầu mối giao thông, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra – vào địa bàn thành phố; ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm không rõ nguồn gốc…
QUỲNH DUNG – HOÀI THU
Nguồn: Báo Hà Nội Mới
- cúm gia cầm li>
- cúm A/H5N8 li> ul>
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
Tin mới nhất
T2,08/08/2022
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất