Hội CN-TY Thừa Thiên Huế: Hoạt động hiệu quả trong 6 tháng đầu năm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hội CN-TY Thừa Thiên Huế: Hoạt động hiệu quả trong 6 tháng đầu năm

    Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng củng cố tổ chức Hội đồng bộ, bám sát các nhiệm vụ chuyên môn của ngành để triển khai cho hội viên; động viên toàn thể các hội viên, phát huy những yếu tố thuận lợi, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

     

    Tăng cường công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội

     

    Hiện nay, Hội CN-TY Thừa Thiên Huế (Hội) gồm có 9 Chi hội, 291 hội viên. Các hội viên đã tích cực tư vấn, phản biện: 05 đề tài. Cụ thể đó là: Nghiệm thu Đề tài cấp Đại học Huế: Phân lập một số chủng thực khuẩn thể (bacteriophage) tiềm năng trong sản xuất chế phẩm phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ; Phản biện Dự án Khoa học và Công nghệ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò lai bằng giống bò mới BBB (Blanc Blue Benge) tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Tham gia phản biện đề tài nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật giống nội. Ngoài ra, 8 hội viên tham gia dự án khoa học công nghệ “xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái”.

    Hội tuyên truyền về hưởng ứng tháng tiêu độc khử trùng

     

    Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến KHKT

     

    Hội đã lập ra tập san thông tin khoa học kỹ thuật phát cho tất cả hội viên. Cùng với đó tập huấn, hội thảo đầu bờ, cấp phát 33.000 tờ rơi; phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện 6 phóng sự về phòng chống dịch cúm gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh thủy sản; tổ chức tuyên truyền lưu động về phòng chống bệnh dại chó, vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi…

    Hội đã lập ra tập san thông tin khoa học kỹ thuật phát cho tất cả hội viên. Cùng với đó tập huấn, hội thảo đầu bờ, cấp phát 33.000 tờ rơi; phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện 6 phóng sự về phòng chống dịch cúm gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh thủy sản

     

    Website của Hội đã đăng hơn 20 tin bài nội dung, chất lượng tin bài đã được nâng cao và được các hội viên đón nhận tích cực.

     

    Hội cũng tham gia chương trình giao lưu trực tuyến tuyên truyền công tác quy hoạch và phát triển chăn nuôi heo theo hướng mới nhằm giảm giá đầu vào, tăng cường chất lượng, chọn giống, đa canh đa con, liên kết để tạo ra chuỗi giá trị bền vững…

     

    Tham gia triển khai công tác chuyên môn

     

    Cụ thể, Hội xác định tiêm phòng là khâu then chốt trong phòng chống dịch bệnh. Các hội viên tại cơ sở đã tham gia một cách tích cực, đồng bộ, do vậy việc tiêm phòng được tổ chức tập trung dứt điểm trong thời gian ngắn có hiệu quả cao. Số liệu tiêm phòng tính đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được 31.835 liều Tụ huyết trùng trâu bò (86%), 90.200 liều tam liên lợn (82%), 17.720 liều vắc xin và kháng thể E. coli (65%). Các loại vắc xin gia cầm: 559.000 liều cúm (99%), 450.450 liều dịch tả vịt (95%), 493.610 liều Newcastle gà (62%)…

     

    Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng được đẩy mạnh tại nơi nguy cơ cao như nơi chôn hủy, mua bán, giết mổ, là ổ dịch cũ… Sau lễ Phát động, các hội viên đã tham gia tuyên truyền để người chăn nuôi biết và tự thực hiện. Toàn tỉnh thường xuyên duy trì 155 tổ tiêu độc với trên 200 hội viên tham gia; 171 máy tiêu độc, 150 bình bơm. Trong Quý I đã thực hiện tiêu độc 750.000 m2, đã cấp 10.000 lit Benkocid, 5.000 lit Iodine để tiêu độc môi trường chăn nuôi và 16 tấn Chlorine cho các địa phương có nuôi tôm thực hiện vệ sinh ao nuôi và dự phòng xử lý dịch bệnh. Hoạt động này ngày càng được xã hội hóa thông qua các mặt trận, đoàn thể, hướng đẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn chuyên môn. Chất lượng công tác Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật của hội viên không ngừng được nâng cao, đã thực hiện 2.516 lượt điều trị, phẫu thuật 558 ca; mổ khám và tư vấn điều trị 16 trường hợp gia cầm bệnh.

     

    Hội viên làm công tác khuyến nông tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới với các mô hình như:

     

    Mô hình nuôi gà HA đẻ trứng: Quy mô 2.000 con/20 hộ; bố trí tại các xã Phú Thanh, Vinh Thanh huyện Phú Vang, xã Lộc Bổn, Lộc An huyện Phú Lộc đang được tổ chức chăm sóc, tiêm phòng theo quy trình. Tỷ lệ sống sau 21 ngày tuổi đạt trên 09%. Gà sinh trưởng tốt.

     

    Mô hình nuôi lợn giống ngoại trên đệm lót sinh học Balasa: Quy mô 56 con/8 hộ (07 con/hộ). Bố trí tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền và phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy đến nay Lợn phát triển bình thường.

     

    Ngoài ra, các hội viên tiếp tục tích cực hưởng ứng tham gia chương trình sản xuất chuỗi thực phẩm sạch từ trang trại đến cửa hàng: bao gồm các sản phẩm từ lợn, gà, rau các loại theo mô hình VietGHAP tại Trung tâm sản xuất nghiên cứu Nông lâm nghiệp Bình Thành.

     

    Theo TS Nguyễn Văn Hưng Chủ tịch Hội, 6 tháng cuối năm 2017, Hội sẽ tiếp tục bám sát những nội dung nhiệm vụ triển khai, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Hội giúp ngành Chăn nuôi Thú y phát triển ngày càng vững mạnh.

     

    T.N

    (Tổng hợp)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.