Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong hai ngày 6&7/11/2019, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về Dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) tổ chức.

     

    Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực để giải quyết các mối quan hệ giữa khoa học-chính sách-thực tiễn tại 8 nước: Azerbaijan, Bosnia and Herzegovina, Campuchia, Cameroon, Colombia, Ethiopia, Grenada và Việt Nam thông qua Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP-WCMC) từ năm 2017-2020. Dự án này thuộc Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân của Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ.

     

    Tham dự hội thảo có 90 đại biểu là các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các mô hình thực tế đến từ các Bộ, ngành liên quan; các tỉnh, thành từ 3 miền đất nước và các tổ chức trong nước và Quốc tế. Lãnh đạo Viện Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi Việt Nam là một trong những đại biểu tham dự hội thảo.

    Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái

    PGS TS Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi Việt Nam (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng với ban tổ chức Hội thảo

     

     Theo đó, nội dung của Hội thảo bao gồm các hoạt động như tham vấn, đối thoại và xin ý kiến các đối tác liên quan, để hoàn thiện báo cáo đánh giá hệ sinh thái (HST) quốc gia và tóm tắt chính sách về dịch vụ hệ sinh thái đã được dự thảo.

     

    Dự thảo báo cáo gồm các chương như sau: 1. Hiện trạng và xu hướng của các hệ sinh thái chính và dịch vụ của chúng; Những đóng góp của các HST chính: Nhận thức được rằng cuộc sống của con người phụ thuộc vào dịch vụ HST. 2. Những áp lực làm thay đổi dịch vụ HST và tác động của chúng đến nền kinh tế và xã hội.Hiện tại các HST đang bị suy giảm mạnh và đe dọa mất các chức năng cơ bản, dẫn đến nguy cơ mất các dịch vụ HST. 3.  Các kịch bản về dịch vụ HST. 4. Khung chính sách và thể chế về HST và các tương tác đối với phát triển kinh tế và xã hội.

     

    Cùng với đó, các đại biểu tham dự hội thảo nghe và thảo luận các báo cáo của các chuyên gia trong và ngoài nước về:

    1.  Sự nhận thức được tầm quan trọng của Đa dạng sinh học (ĐDSH), Hệ sinh thái  và lợi ích của nó: Hiểu được giá trị và đóng góp của ĐDSH và HST đối với nhân loại. Lồng ghép ĐDSH/ HST vào các chính sách Quốc gia (các chiến lược Quốc gia, Luật, v.v…)
    2. Các cam kết Quốc tê:CBD; mục tiêu của kế hoạch, chiến lược về ĐDSH năm 2011-2020 và các mục tiêu Aichi; các mục tiêu phát triển bền vững, v.v…
    3. Ở cấp Quốc gia: Hỗ trợ các quá trình ra quyết định để đạt được các mục tiêu phát triển Quốc gia và các kế hoạch chiến lược liên quan đến ĐDSH Quốc gia.
    4. Nhiều chính sách Quốc gia đã không đề cập tới ĐDSH và dich vụ HST.
    5. Đánh giá HST sẽ cung cấp cơ sở bằng chứng đáp ứng các nhu cầu cho các nhà hoạch định chính sách của các ngành và tăng cường năng lực thông qua mối liên kết giữa khoa học và chính sách.

     

    Hội thảo đã có nhiều đóng góp quan trọng và không chỉ quan tâm đến HST tự nhiên, mà còn chỉ ra, HST nhân tạo có tác động của con người là hết sức cần thiết. Để duy trì giá trị của các HST, việc cung cấp phương tiện/phục vụ sinh kế cho người dân sẽ trở thành nhu cầu cấp thiết, trong đó vai trò của Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi và Thủy sản phải đặt lên hàng đầu.

     

    PGS TS Lê Thị Thúy

    Viện trưởng Viện Khoa học

    và Kỹ thuật Chăn nuôi

    Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.