Hợp tác tiến tới hạn chế ngăn chặn kinh doanh, buôn bán, giết mổ chó mèo tại Hà Nội
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hợp tác tiến tới hạn chế ngăn chặn kinh doanh, buôn bán, giết mổ chó mèo tại Hà Nội

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 9/3/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có buổi làm việc với Hiệp hội “”Bản năng sống”” và tổ chức Soidog thống nhất một số nội dung hợp tác trong thời gian tới về việc từng bước tiến tới hạn chế, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán, giết mổ, chó mèo trên địa bàn Hà Nội.

     

    Tham dự Hội nghị về phía tổ chức nước ngoài có Bà Dora Zee – Chủ tịch Hiệp hội hoạt động theo Luật năm 1901 “ Bản năng sống”, điều phối viên với các Tổ chức và Doanh nghiệp. Bà Patricia Mamet Soppelsa, thành viên danh dự của Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường, giáo sư Khoa học chính trị, Luật gia. Bà Christelle Fournel, Nhà nghiên cứu- Bác sỹ thú y, giáo viên Trường Thú y Quốc gia Maisons Alfort cùng các cộng sự. Đại diện tổ chức “Soi Dog”” có Ông John Dalley – Đồng sáng lập viên của Tổ chức Soi dog Foundation; bà Varapom Jittanonta (Toom) – Giám đốc Phúc lợi động vật tại Thái Lan, ông Trần Gia Bảo đại diện quỹ Soi Dog tại Việt Nam. Về phía Việt Nam có đại diện Cục Chăn nuôi, cục Thú y, viện Chăn nuôi, viện Thú y, viện Vệ sinh dịch tễ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hội bảo vệ động vật Việt Nam. Đại diện đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội có các phòng Kế hoạch – Tài vụ, phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y Hà Nội, Trung tâm Phát triển chăn nuôi, Trung tâm Cứu hộ động vật, trạm Thú y một số quận, huyện. Ông Nguyễn Huy Đăng – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội chủ trì Hội nghị.

    Hợp tác tiến tới hạn chế ngăn chặn kinh doanh, buôn bán, giết mổ chó mèo tại Hà Nội

     

    Ông Nguyễn Huy Đăng – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng một số đại biểu Hiệp hội “”Bản năng sống” tổ chức Soidog và Đại biểu dự Hội nghị

     

    Hội nghị đã nghe bào cáo về tình hình chăn nuôi chó mèo, những thuận lợi, khó khăn trong quản lý chó nuôi, kinh doanh, giết mổ, sử dụng chó mèo làm thực phẩm tại Hà Nội. Theo đó hiện tại hàng năm, tổng đàn chó mèo của thành phố Hà Nội những năm gần đây giao động từ 421 nghìn con đến 453 nghìn con. Mục đích chăn nuôi chó của người dân chủ yếu để giữ nhà (87,5 %), đây cũng là truyền thống lâu đời của người dân nông thôn Việt Nam; ngoài ra một số mục đích khác như làm cảnh, kinh doanh hoặc để giết thịt. Mục đích nuôi mèo chủ yếu còn để bắt chuột (67,8%); nuôi để làm cảnh 14%, kinh doanh 11% và một số lý do khác cũng là để làm thịt. Bên cạnh đó ở các huyện ngoại thành, người dân có tập quán nuôi chó giữ nhà và sử dụng làm thực phẩm nên số lượng chó chiếm tỷ lệ cao hơn so với các quận nội thành (các huyện trung bình nuôi khoảng 1,6-1,7 con/hộ; các quận nội thành khoảng từ 1,1-1,2 con/hộ).Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 40 cơ sở/điểm kinh doanh chó mèo sống, 712 điểm kinh doanh thịt chó mèo (trung bình 9.429 kg/ngày) trong đó có có 549 điểm vừa kinh doanh chó mèo sống vừa giết mổ và bán thịt.

     

    Công tác quản lý đàn chó, mèo, hàng năm các địa phương tập trung tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn chó mèo trên địa bàn quản lý. Tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo đại trà 01 lần/năm và hàng tháng tiêm phòng bổ sung cho số chưa được tiêm phòng hoặc hết miễn dịch. Do làm tốt công tác tiêm phòng vác xin dại nên đã hạn chế được bệnh cho mắc bệnh dại gây bệnh cho con người. Công tác khám chữa bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật những năm qua được quan tâm, trên địa bàn thành phố hiện có 55 cơ sở khám chữa bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật. Tuy nhiên số lượng các cơ sở khám chữa bệnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại còn khiêm tốn; việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng; bác sỹ thú y của phòng khám cơ bản chưa được đào tạo chuyên sâu về khám chữa bệnh, chăm sóc, điều trị chó mèo. Số lượng phòng khám còn ít, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành với mục đích khám chữa bệnh cho chó mèo cảnh; Chi phí điều trị bệnh cho chó mèo còn khá cao nên ở các vùng ngoại thành chó giữ nhà, chó thương phẩm khi bị bệnh thường ít được điều trị.

     

    Về các giải pháp phòng, chống bệnh dại những năm qua trên địa bàn thành phố rất được quan tâm đã tổ chức có hiệu quả công tác tiêm vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó mèo, đây là giải pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và tích cực nhất. Những năm qua tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại đều đạt tỷ lệ cao, năm 2015 tỷ lệ tiêm phòng đạ 98,1 %, năm 2016 đạt 97,7 %, năm 2017 đạt 93,3 % số chó trong diện phải tiêm phòng. Tuy nhiên hàng năm trên địa bàn thành phố vẫn có người mắc bệnh do bệnh dại, cụ thể theo số liệu từ ngành Y tế từ năm 2006 đến năm 2017, toàn Thành phố Hà Nội ghi nhận tổng số 56 trường hợp mắc bệnh dại, riêng chỉ năm 2012 và 2013 không ghi nhận ca bệnh nào; năm có số mắc nhiều nhất là 2007 với 15 trường hợp mắc, năm có số mắc ít nhất là 2011 và 2015 với chỉ 1 trường hợp mắc. Bệnh nhân dại phân bố tại 10 huyện (33%), huyện có số mắc nhiều nhất là Ba Vì, Chương Mỹ, đây là các huyện giáp danh với các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, đây cũng là các huyện có xã miền núi của Hà Nội.

     

    Việc hạn chế bệnh Dại lây sang người, ngăn chặn tiến tới không kinh doanh, buôn bán, sử dụng thịt chó mèo với mục đích bảo vệ quyền lợi động vật mà cả thế giới đang quan tâm thực hiện. Hơn nữa chó mèo là loài vật gần gũi với con người, được xếp vào loài ”thú cưng”. Loài chó còn còn sử dụng làm loài vật bảo vệ tài sản cho các gia đình, chó nghiệp vụ tìm ra các vụ án lớn, hoặc giúp ích trong các vụ cứu nạn trong hỏa hoạn, tai nạn (như vụ án về Ma túy, tìm người, cứu người trong các vụ hỏa hoạn tai nạn ..), là loài vật sống gần gũi nhất với con người. Tuy nhiên bên cạnh lợi thế lại là loài gây bệnh nguy hiểm cho người đó là bệnh Dại, một số bệnh về ký sinh trùng trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xuất phát từ thực tế trên mà Hội “”Bảo vệ động vật” Thế giới đưa ra những thông điệp đó là tăng cường quản lý, phòng chống bệnh Dại, từng bước ngăn chặn việc kinh doanh, buôn bán và giết mổ chó mèo. Đến nay trên thế giới nhiều nước đã và đang tích cực thực hiện có hiệu quả thông điệp này. Hơn nữa vấn đề phúc lợi động vật là một vấn đề quan trọng trong các xã hội hiện nay, bạo lực và mất an toàn vệ sinh thực phẩm được các Chính phủ kiểm soát chặt chẽ để cải thiện cuộc sống của con người, trong đó phát triển bền vững là một mục tiêu được theo đuổi không ngừng.

     

    Tại Hội nghị, qua báo cáo và các ý kiến tham gia, trao đổi của các đại biểu, Hội nghị đã đi đến thống nhấttrong thời gian tới ngành Nông nghiệp Hà Nội Hợp tác với Hiệp hội “Bản năng sống: và tổ chức Soidog để triển khai một số nội dung về việc tăng cường quản lý đàn chó mèo, từng bước tiến tới hạn chế, ngăn chặn việc kinh doanh, buôn bán giết mổ chó mèo làm thực phẩm. Cụ thể thực hiện một số nội dung như chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ đối với sức khỏe và tình trạng mất an toàn thực phẩm khi sử dụng chó, mèo làm thực phẩm. Từng bước thành lập Trung tâm chăm sóc động vật (Pháp – Việt) để đào tạo, khám chữa bệnh và tiếp nhận động vật. Thực hiên chương trình triệt sản, tiêm chủng và quản lý chó nuôi nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của chủ vật nuôi đối với chó mèo và thực hiện chương trình hợp tác quốc tế bảo vệ phúc lợi động vật.

     

    Trên quan điểm hợp tác phải đảm bảo sự phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam và hợp tác quốc tế. Hai bên xác định việc hợp tác là nhiệm vụ chiến lược lâu dài và trên nguyên tắc hai bên cùng phát triển, đem lại hiệu quả thiết thực nhằm tiến tới loại trừ bệnh dại, ngăn chặn việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng chó mèo làm thực phẩm.Kế hoạch hợp tác cần phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và từng giai đoạn phát triển của thành phố Hà Nội.Tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Thủ Đô Hà Nội.

     

    Ngành Nông nghiệp Hà Nội giao Chi cục Thú y Hà Nội là cơ quan thường trực, đầu mối để phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan phối hợp với Hiệp hội “Bản Năng sống” tổ chức Soidog để triển khai các nội dung hợp tác cụ thể tại các cơ sở trên địa bàn thành phố. Thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo, tiếp thu, tổng hợp ý kiến, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình hợp tác.

     

    Chắc chắn với sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, sự đồng thuận của các tổ chức cá nhân chương trình hợp tác về quản lý chó nuôi, từng bước tiến tới hạn chế kinh doanh, buôn bán giết thịt chó mèo trên địa bàn Thủ Đô sẽ được thực hiện có hiệu quả./.

     

    Nguyễn Ngọc Sơn
    Chi cục trưởng – Chi cục Thú y Hà Nội

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.