Hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn châu Phi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn châu Phi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 về việc hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) .

     

    Cụ thể như sau:

     

    1. Phòng bệnh tại cơ sở chăn nuôi xuất, bán lợn

     

    a, Có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa mầm bệnh DTLCP xâm nhiễm vào cơ sở chăn nuôi.

     

    b, Thực hiện các biện pháp giám sát, phòng bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

     

    2. Kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào trong vùng dịch

     

    a, Lợn có nguồn gốc từ cơ sở không nhiễm bệnh phải được lấy mẫu máu xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển ra ngoài.

     

    b, Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT_BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ NN&PTNT từ cơ sở sản xuất lợn đến trực tiếp cơ sở nuôi lợn (cơ sở tiếp nhận lợn).

     

    c, Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra vào cơ sở chăn nuôi xuất bán lợn, cơ sở tiếp nhận lợn.

     

    d, Đối với trường hợp vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch trong địa bàn cấp tỉnh phải được xét nghiệm âm tính với DTLCP. Trường hợp lợn có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT, đồng thời thực hiện thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển lợn về địa phương.

     

    đ, Đối với cơ sở tiếp nhận lợn nằm trong vùng dịch phải là cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi đã đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định; trước khi tiếp nhận lợn, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với chính quyền và cơ quan thú y để được theo dõi, quản lý.

    Đối với trường hợp vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch trong địa bàn cấp tỉnh phải được xét nghiệm âm tính với DTLCP (Ảnh minh họa)

     

    3. Kiểm soát vận chuyển lợn đi qua địa bàn của tỉnh, thành phố có dịch đến địa phương khác

     

    a, Thực hiện các nội dung của Mục 2 văn bản này.

     

    b, Thông báo cho các địa phương về lộ trình vận chuyển lợn. Phương tiện vận chuyển phải đi theo lộ trình hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương có huowngn tiện vận chuyển lợn đi qua.

     

    4. Lấy mẫu lợn để xét nghiệm

     

    Trước khi vận chuyển, chủ cơ sở chăn nuôi lợn báo cáo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu máu lợn để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP như sau:

     

    a, Đối với trường hợp xuất bán,vận chuyển lợn tại các cơ swor chăn nuôi có tổng đàn dưới 100 con: Lấy mẫu máu của 15 con lợn để gộp thành 03 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở chăn nuôi có dưới 15 con lợn, lấy mẫu máu của 05 con lợn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm.

     

    b, Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển lợn tại các cơ sở chăn nuôi có tổng đàn từ 100 con trở lên: Lấy mẫu máu của lợn với số lượng theo quy định tại Bảng 2, Phụ lục VI của Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn với tỷ lệ mắc bệnh dự đoán là 10% và gộp 05 mẫu thành 01 mẫu xét nghiệm.

     

    Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị với lô lợn đã đăng ký vận chuyển và có giá trị trong vòng 10 ngày kể từ ngày trả lời kết quả. Chủ cơ sở chăn nuôi lợn chi trả kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm mẫu.

     

    5. Xử lý lợn dương tính với mầm bệnh DTLCP

     

    Tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.

     

    6. Tổ chức thực hiện

     

    Căn cứ văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo không lây lan dịch bệnh.

     

    Quý độc giả có thể xem cụ thể Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 TẠI ĐÂY

     

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.