Khả năng lây chéo Virus Sars-CoV-2 giữa người & vật nuôi: Khuyến cáo của WHO và OIE - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Khả năng lây chéo Virus Sars-CoV-2 giữa người & vật nuôi: Khuyến cáo của WHO và OIE

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cho đến nay, tất cả các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa con người, chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh sự lây nhiễm từ động vật hay sản phẩm động vật sang người. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu virus  SARS-CoV-2 có khả năng lây chéo giữa con người và động vật hay không?    

     

    Nguồn gốc và con đường lây nhiễm virus SARs-CoV-2

          

    Sau hơn 4 tháng xuất hiện, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có kết luận bước đầu rằng virus này có nguồn gốc từ động vật và dơi có thể là vật chủ ban đầu, nhưng vật chủ trung gian là loài vật nào thì vẫn chưa xác định được.

     

    Hơn thế nữa, con đường lây nhiễm của loại virus mới này cũng là câu hỏi lớn đòi hỏi các nhà khoa học cần nghiên cứu để tìm ra câu trả lời sớm nhất có thể. Cho đến nay, tất cả các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa con người, chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh sự lây nhiễm từ động vật hay sản phẩm động vật sang người. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu virus này có khả năng lây chéo giữa con người và động vật hay không?   

     

    Câu hỏi lớn đặt ra là liệu virus này có khả năng lây chéo giữa con người và động vật hay không? 

     

    Để làm sáng tỏ vấn đề này, hàng loạt nghiên cứu mới tại nhiều nước đã được tiến hành, trong đó đáng chú ý là nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Scripps (Califonia – Hoa Kỳ) được công bố trên tạp chí Science Direct tháng 4/2020. Kết quả nghiên cứu của nhóm nàycho biết con đường lây nhiễm SARS-CoV-2 là thông qua loại emzyme chuyển đổi có tên Angiotensin 2 (ACE2), đây làmột enzyme gắn vào bề mặt các tế bào trong phổi, động mạch, tim, thận và ruột.

     

    Tất cả các loại động vật có xương sống, máu nóng bao gồm cả con người và một số loài như cầy hương, lợn, tê tê, mèo, bò, trâu, dê, cừu…đều có thể mắc loại virus này.  Đây là lý do bước đầu có thể giải thích tại sao một số động vật như chó (công bố của Hồng Kông) hay hổ (công bố của Mỹ) bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Điều này cũng cho phép suy đoán khả năng lây nhiễm virus từ vật nuôi như lợn, chó mèo, dê cừu…sang người hoàn toàn có thể xảy ra.

     

      Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE)

       

     Dựa trên các suy đoán vừa nêu, trong khi chờ các nghiên cứu rõ ràng hơn về nguồn gốc và cách thức lây nhiễm của virus, WHO và OIE đã phối hợp đưa ra một số khuyến cáo đối với các nhà chăn nuôi như sau:

     

    – Không loại trừ khả năng các loài vật nuôi thông thường như lợn, gia cầm, dê cừu…là vật chủ trung gian, thậm chí là vật chủ ban đầu nên cần hết sức đề cao cảnh giác. Nếu một trong những loài vật nuôi trên là vật chủ gây bệnh lại được nuôi theo phương pháp công nghiệp thì mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với cả con người và vật nuôi sẽ khốc liệt hơn rất nhiều;

     

    – Tiếp tục thực hiện tốt quy trình chăn nuôi Global GAP đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi công nghiệp, các trang trại có quy mô lớn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature chỉ  ra các cơ sở chăn nuôi vệ sinh kém, xử lý chất thải không an toàn có thể là địa điểm tốt giúp virus sinh sản phát triển mầm bệnh.

     

    – Hạn chế sử dụng kháng sinh vì việc sử dụng kháng sinh tràn lan sẽ làm tăng các loại vi khuẩn kháng thuốc, xuất hiện nhiều loại siêu vi khuẩn kháng thuốc, giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điệu kiện để virus tấn công.

     

    Nhà chăn nuôi cần thực hành tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học

     

    – Thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học: Vì chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi, gia súc, gia cầm… có thể lây truyền virus sang người nên chưa có các khuyến cáo cụ thể trong quy trình chăn nuôi, nhưng 2 tổ chức này cũng khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi cần thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn sinhhọc, đây là nguyên tắc chung tốt nhất áp dụng với mọi loại dịch bệnh xảy ra. Người chăn nuôi cần rửa tay bằng xà phòng, thuốc sát trùng sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khử trùng thường xuyên chuồng trại, khử trùng thường xuyên chuồng trại, các loại dụng cụ, vật dụng, máy móc…

     

    – Tiếp tục cho phép vận chuyển, buôn bán vật nuôi và các loại sản phẩm từ vật nuôi theo các quy định hiện hành vì chưa có bằng chứng liên quan đến lây nhiễm dịch Covid 19 giữa vật nuôi, sản phẩm vật nuôi và con người. Tuuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và các biện pháp an toàn thực phẩm để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

     

    – Hạn chế, tiến tới  chấm dứt hoàn toàn việc lưu hành, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã có nguy cơ lây nhiễm cao như dơi, tê tê, kỳ đà, rắn…

     

    – Sử dụng thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cần nấu chín các loại thịt kể cả các loại thực phẩm đông lạnh vì virus có thể tồn tại đến 2 năm lưu trữ ở âm 20°C.

     

    – Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường các lò mổ, chợ đầu mối, chợ bán thủy hải sản, tránh ẩm ướt vì ẩm độ cao tạo điều kiện cho virus sinh sản và truyền bệnh.

     

    – Các cơ quan thú y duy trì liên lạc thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan y tế để kịp thời can thiệp và xử lý khi có dấu hiệu lây chéo virus SARS-CoV-2 giữa người và vật nuôi./.

     

     

    GS.TS Nguyễn Duy Hoan

      Đại học Thái Nguyên

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.