Khả năng sinh trưởng của gà nòi lai với các mức bổ sung bột cần tây - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Khả năng sinh trưởng của gà nòi lai với các mức bổ sung bột cần tây

    Lê Thị Trúc Ly1, Cao Thị Ngọc Ngân1, Nguyễn Thị Ngọc Tuyền1 Ngô Thị Huyền Trân1, Lê Hòa Hiệp1, Trần Quốc Kha1, Nguyễn Thảo Nguyên1 và Nguyễn Thị Kim Khang1*

     

    Ngày nhận bài báo: 30/03/2021 – Ngày nhận bài phản biện: 22/04/2021

     

    Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 24/04/2021

     

    TÓM TẮT

     

    Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung bột Cần tây ở các mức khác nhau lên năng suất sinh trưởng của gà Nòi lai trong giai đoạn 7-84 ngày tuổi. Tổng 240 con gà bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (6 con /NT) và được lặp lại 10 lần. Các NT thí nghiệm lần lượt là đối chứng (ĐC) chỉ gồm khẩu phần cơ sở (KPCS), NT1 KPCS bổ sung bột Cần tây 0,5g/kg thức ăn (C0.5), NT2 KPCS bổ sung bột Cần tây 1 g/kg thức ăn (C1.0), NT3 KPCS bổ sung bột Cần tây 1,5 g/kg thức ăn (C1.5). Kết quả ghi nhận cho thấy tỷ lệ nuôi sống của gà Nòi lai giai đoạn 7-28 ở các NT có bổ sung bột Cần tây đều cao hơn so với ĐC, tuy nhiên ở 29-84 ngày tuổi chỉ duy nhất C0.5 (88,33%) có tỉ lệ sống cao hơn ĐC (79,57%). Khối lượng, TKL, TTTA và HSCHTA của gà thí nghiệm giữa các NT khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua các giai đoạn tuổi (P<0,05). Bổ sung bột Cần tây giúp cải thiện hiệu quả kinh tế, trong đó C0.5 và C1.5 cao hơn so với ĐC là 95-69%.

    Từ khóa: Bột Cần tây, khối lượng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống, gà Nòi lai.

     

    ABSTRACT

     

    Growth performance of Noi crossbred chickens to different levels of Celery seed powders

     

    This study was done to evaluate the effects of different levels of Celery seed powder (CSP) supplement on growth performance of Noi crossbred chicks at 7-84 days old. A total of 240 chicks at 7 days of age was completely randomized design into 4 dietary treatments and ten replicates with each six chicks per replicate. The experimental diets were as follows: (1) control was a basic diet (KPCS); (2) C0.5 consisted of KPCS plus 0.5g CSP per kg feed; (3) C1.0 consisted of KPCS added 1g CSP per kg feed, and (4) C1.5 consisted of KPCS added 1.5 g CSP per kg feed, respectively. Results showed that viability rate of chicks at 7-28 days old supplemented CSP was higher than control, however at 29-84 days old, there only C0.5 (88.33%) was higher compared to control (79.57%). Live weight, ADG, FI and FCR among treatments were not significant differences (P>0.05). Dietary supplemented CSP given higher economical benefits, especially C0.5 and C1.5 were 95-69% higher compared control.

     

    Keywords: Celery seed powder, liveweight, feed consumption, viability, Noi chicks.

     

    1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     

    2.1. Vật liệu

     

    Thí nghiệm (TN) được tiến hành trên 240 con gà Nòi lai 1-12 tuần tuổi, từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2021, tại ấp Thuận Tiến B, xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

     

    Gà con được chuyển từ phòng ấp về lúc 1 ngày tuổi đều được tiêm phòng Newcastle, Gumbogo, Đậu,… theo quy trình phòng bệnh của trại. Tất cả gà trong quá trình TN điều được chăm sóc và được nuôi dưỡng trong điều kiện như nhau chỉ khác về khẩu phần ăn bổ sung, thời gian cho gà ăn chia làm 2 lần/ngày.

     

    Thức ăn cung cấp cho gà TN là thức ăn hỗn hợp dạng cám với nguyên liệu chính gồm bắp, tấm, bột cá, đạm đậu nành, cám lúa mì, cám gạo, acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng,…có giá trị năng lượng trao đổi là 3.050 kcal/kg TA, protein thô là 19%, calci là 0,7-1,6%, phospho là 0,6-1,1%. Cần tây có dạng bột, mịn, có màu xanh, có mùi thơm được mua từ Công Ty TNHH Dala Group.

     

    Gà con được nuôi thành 2 giai đoạn, úm (0-28 ngày tuổi) có kích thước 1 m2 và nền lồng (29-84 ngày tuổi) có kích thước 1,2 m2. Chuồng được thiết kế với hệ thống chuồng hở gồm hai mái lợp tole, nằm theo hướng Đông Bắc. Nền chuồng được tráng xi măng có độ dốc hơi nghiêng, nền chuồng được phủ một lớp trấu (8-10cm) làm chất độn chuồng trước khi bắt đầu TN. Hai bên vách xây tường cao 0.4m, phía trên vách được bao lưới kẽm và có hệ thống bạt che mưa gió. Hai đầu chuồng được xây dựng tường và có gắn bạt cản ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào chuồng cùng với hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo gà luôn nhận được ánh sáng tốt nhất. Gà được uống nước tự do với hệ thống nước bằng núm uống tự động.

     

    2.2. Phương pháp

     

    Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với khẩu phần lần lượt là:

     

    Đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (KPCS),

    C0.5: KPCS bổ sung 0,5g bột Cần tây/kg TA

    C1.0: KPCS bổ sung 1,0g bột Cần tây/kg TA

    C1.5: KPCS bổ sung 1,5g bột Cần tây/kg TA

     

    Thí nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là 6 gà ở 7 ngày tuổi với tổng số 60 đơn vị TN. Tổng số gà TN là 240 con ở giai đoạn từ 7 đến 84 ngày tuổi để xác định:

     

    Khối lượng (KL) của gà TN được cân lúc bắt đầu TN và mỗi 7 ngày cho đến kết thúc TN.

     

    Tiêu tốn TA, hiệu quả sử dụng TA được ghi nhận hàng ngày dựa trên lượng TA ăn vào và lượng TA thừa.

     

    Nhiệt độ (oC) và độ ẩm (%) trong chuồng nuôi được ghi nhận vào lúc 6h30 sáng và 13h30 chiều, tại 2 vị trí đo là đầu và cuối chuồng, sau đó được tính giá trị trung bình của 2 vị trí đo trong chuồng nuôi.

     

    Tỷ lệ sống (%) là số con gà không bị chết được ghi nhận trong quá trình từ đầu đến hết giai đoạn TN.

     

    Hiệu quả kinh tế: do gà TN được nuôi trong cùng điều kiện nên chi phí nhân công, điện và nước là như nhau, nên hiệu quả kinh tế được tính dựa vào tổng tiền bán gà và chi phí thức ăn trong suốt thời gian TN.

     

    Chuồng trại, máng ăn, máng uống được vệ sinh dọn dẹp hàng ngày ở tất cả các ô TN.

     

    2.3. Xử lý số liệu

     

    Các số liệu thu thập trong suốt quá trình TN được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab Version 16 qua phân tích ANOVA-1 way để so sánh các giá trị trung bình (Mean) và Fisher’s exact test cho tỉ lệ nuôi sống. Phương pháp Tukey được sử dụng với khoảng tin cậy 95% để so sánh giá trị Mean giữa các cặp NT.

     

    1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    3.1. Ảnh hưởng của bổ sung bột Cần tây lên khả năng sinh trưởng của gà Nòi lai

    Bảng 1

    Kết quả bảng 1 cho thấy khối lượng (KL) đầu kì, cuối kì, tăng khối lượng (TKL), hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) và tiêu tốn thức ăn (TTTA) giữa các NT qua các giai đoạn 7-84 ngày tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, KL, TKL khi bổ sung bột Cần tây ở C0.5 cao hơn so với ĐC, ngược lại HSCHTA ở C0.5 thấp hơn ĐC giai đoạn 7-84 ngày tuổi.

     

    3.2 Ảnh hưởng của bổ sung bột Cần tây và nhiệt độ chuồng nuôi lên tỷ lệ sống của gà Nòi lai

     

    Kết quả ở Bảng 2 cho thấy nhiệt độ và độ ẩm vào buổi sáng (6h30) cao nhất lần lượt là 33,4oC và 99,3% thấp nhất là 19,3oC và 73,2%, vào buổi chiều (13h30) nhiệt độ có phần nóng hơn và độ ẩm thấp hơn so với buổi sáng, cao nhất là 34,3oC và 90,1%.

     

    Kết quả Bảng 4 về hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận thu được ở các NT bổ sung bột Cần tây cao hơn (69-95%) và cao nhất ở C0.5 với mức tăng 95% so với ĐC.

    Qua kết quả ở bảng 3 cho thấy tỉ lệ nuôi sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ở giai đoạn 7-28 ngày tuổi tỉ lệ nuôi sống ở các NT có bổ sung bột Cần tây đều cao hơn đối chứng.

     

    THẢO LUẬN

     

    Kết quả ghi nhận về KL và TKL của gà Nòi lai ở các NT có bổ sung bột Cần tây trong TN này đều thấp hơn so với ĐC, ngoại trừ C0.5 là cao hơn và khác với các công bố khác cho rằng có sự cải thiện đáng kể về TKL và HSCHTA của gà Ross308 khi cùng bổ sung bột Cần tây vào khẩu phần (Ahmadipour và ctv, 2015; 2018) chủ yếu là sự đóng góp của hợp chất tự nhiên polyphenol ở Cần tây trong đó bao gồm flavonoid và non-flavonoid phổ rộng của các đặc tính sinh học có lợi như chất kích thích tăng trưởng, chất chống oxi hóa và chức năng miễn dịch (Kossmider và Osiecka, 2004; Surai, 2014). Mặc dù, bổ sung bột Cần tây vào khẩu phần thức ăn của gà Nòi lai không thấy rõ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giảm TTTA và HSCHTA của gà thấp qua các giai đoạn tuổi, nhưng lượng ăn giảm 5,88-7,65g và HSCHTA thấp hơn 0,314-0,678 so với ĐC. Kết quả này có thể là do thành phần dưỡng chất có trong bột Cần tây với thành phần chính là carbohydrate, chất béo, protein, các khoáng vi lượng Ca, P, N, K và Fe và các vitamin A, C, thiamin, riboflavin, niacin (Krishnamurthy, 2008) có thể đã cung cấp đủ về lượng cho gà TN. Mặc khác, cũng có thể do hoạt động kháng oxi hóa của Cần tây (Momin và Nair, 2002; Han và ctv, 2004; Fachriya và ctv, 2007; Shalaby và Zorba, 2010), có tác dụng ngăn ngừa sự stress oxi hóa (Peng và ctv, 2007), giảm stress oxi hóa từ các mô mỡ ở các gà ăn Cần tây (Khajali và ctv, 2008). Các nghiên cứu này cho thấy bổ sung bột Cần tây có thể làm giảm sự sản sinh ROS và giảm sự stress oxi hóa ở gà, và trong điều kiện nhiệt độ (25,8- 31,9oC) cao ghi nhận trong TN tính kháng oxi hóa của bột Cần tây lại phát huy hiệu suất tối đa ở gà Nòi.

     

    Mặc dù việc bổ sung bột Cần tây trong khẩu phần của gà trong nghiên cứu này chưa có ảnh hưởng có lợi rõ rệt lên năng suất sinh trưởng của gà Nòi lai, nhưng kết quả phân tích lợi nhuận về kinh tế khá cao (69-95%) cho người chăn nuôi, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao bất lợi cho việc nuôi gà.

     

    KẾT LUẬN

     

    Bổ sung bột Cần tây vào khẩu phần không ảnh hưởng đến năng suất sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống của gà Nòi lai. Tuy nhiên, bổ sung ở các mức độ C0.5 và C1.5 giúp cải thiện hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.

     

    LỜI CẢM ƠN

     

    Nghiên cứu này (TSV2021-111) được tài trợ một phần từ Dự án “Nâng cấp Trường đại học Cần Thơ” VN14-P6 được hỗ trợ bởi ODA, Nhật Bản.

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    1. Ahmadi F., Kadivar M. and Shahedi M. (2007). Antioxidant activity of Kelussia odoratissima Mozzaf. In model and food systems. Food Che., 105: 57-64.
    2. Ahmadipour B., Hassanpour H., Asadi E., Khajali F., Rafiei F. and Khajali F. (2015). Kelussia odoratissima Mozzaf- a promising medicinal herb to prevent pulmonary hypertension in broiler chickens reared at high altitude. J. Ethnopharmacol., 159: 49-54.
    3. Ahmadipour B., Hassanpour H. and Khajali F. (2018). Evaluation of hepatic lipogenesis and antioxidant status of broiler chickens fed mountain celery. J. Ethnopharmacol., 14: 234.
    4. Fachriya E.A., Meiny K. and dan Gunardi. (2007). Zangiber cassumunar protect cells suffering from oxidative stress: a flow-cytometric study using rat thymocytes and H2O2. Japanese J. Pharmacol., 75: 363- 70.
    5. Han A.R., Min H.Y., Windone T., Jeohn G.H., Jang D.S., Lee S.K. and Seo E.K. (2004). A new cytotoxic phenylbutenoids dimer from rhizomes of Zingiber cassumunar. Planta Med., 70: 1095-97.
    6. Khajali F., Karimi S. and Qujeq D. (2008). Probiotics in the drinking water alleviate stress of induced molting in feed-deprived laying hens. Asia Aust J. Ani. Sci., 21: 1196-200.
    7. Kossmider B. and Osiecka O. (2004). Flavonoid compounds: a review of anticancer properties and interactions with cis-Diamminedichloroplatinum (II). Drug Dev. Res., 63: 200-11.
    8. Krishnamurthy K.S. (2008). Celery. In: Chemistry of spices. Parthasarathy và ctv, Chương 22: 401-12.
    9. Momin R.A. and Nair M.G. (2002). Antioxidant, cyclooxygenase and topoisomerase inhibitory compounds from Apium graveolens Linn. seeds. Phytomedicine., 9: 312-18.
    10. Nagano T., Oyama Y., Kajita N., Chikahisa L., Nakata M., Ikazaki E. and Musada T. (1997). New curcuminoids isolated from Zingiber cassumunar protect cells sufferin

    Nguồn: Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.