Nuôi dơi lấy phân đang là mô hình mang lại thu nhập ổn định cho vợ chồng bà Phạm Kim Liên ấp Phước An, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Mô hình nuôi dơi lấy phân ở ấp Phước An, xã Phước Ninh.
Bà Phạm Kim Liên cho biết, hai vợ chồng bà trước đây rất nghèo, chưa biết làm việc gì để cuộc sống gia đình ổn định hơn. Một lần theo người thân xuống An Giang kiếm việc làm, thấy mô hình nuôi dơi lấy phân nơi đây có hiệu quả, vợ chồng bà mạnh dạn về đầu tư hơn 50 triệu đồng để xây dựng chuồng và mua 10 cặp dơi ở An Giang về nuôi.
Chuồng được thiết kế theo hình lục giác, trụ cao từ 9,5m trở lên, nóc chuồng lợp bằng lá thốt nốt. Trong quá trình nuôi dơi, cần chăm sóc thường xuyên chuồng dơi, nếu chuồng dơ dơi sẽ bỏ đi luôn.
Ban đầu khi mua dơi về, phải nhốt trong lồng chuột đặt trong chuồng khoảng 5 ngày để dơi làm quen với lá thốt nốt, với chuồng trại. Sau đó, bà mới thả ra để ban đêm dơi đi ăn và thu hút thêm đàn dơi hoang vào chuồng ở. Từ đó, đàn dơi cho phân ngày càng nhiều, đến nay, số lượng dơi sinh sản lên đến hàng chục ngàn con.
Dơi là loài động vật tự đi kiếm ăn. Thức ăn của dơi là các loại côn trùng, đặc biệt là muỗi và ve sầu nên người nuôi không tốn chi phí mua thức ăn cho dơi. Vào mùa nắng, thức ăn ít nên dơi chỉ cho 6-7kg phân/ngày, còn vào mùa mưa, thức ăn dồi dào, dơi cho ra hơn 20kg phân/ngày.
Hiện nay, giá phân dơi khá cao- khoảng 40.000 đồng/kg và được thương lái ở tỉnh An Giang đến nhà để thu mua.
Cứ 3- 4 tháng, vợ chồng bà Liên bán phân dơi thu về gần 30 triệu đồng. Bà Liên cho biết thêm, không chỉ thu nhập từ nguồn bán phân, vợ chồng bà còn dùng một phần phân dơi để bón cho 0,5 ha dây thiên lý, mỗi tuần thu hoạch hoa bán được hơn 200kg, thu về gần 1 triệu đồng.
Nghề nuôi dơi không tốn nhiều công sức, chi phí, lại phù hợp những nơi rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh. Vì vậy, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi và những diện tích đất còn trống để nuôi dơi, tăng thu nhập.
Thanh Nhi
Nguồn: Báo Tây Ninh
- chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh
- Thuốc thú y, vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm: Kiểm soát lỏng lẻo
- Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 6/2022
- Mô hình khuyến nông khơi dậy ý chí thoát nghèo cho đồng bào miền núi
- Hà Tĩnh: bảo vệ vật nuôi trước thời tiết nắng nóng
- Ngành Thú y Hà Nội 72 năm xây dựng và phát triển: Chặng đường gian nan nhưng đầy tự hào
- Bản tin thị trường thịt trong nước và quốc tế tháng 6.2022
- Xuất khẩu đùi ếch đông lạnh tăng mạnh
- ‘Trình làng’ nhiều giống thức ăn xanh năng suất, chất lượng cao
- Người Việt ngày càng ăn ít thịt heo
Tin mới nhất
T3,05/07/2022
- Thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh
- Thuốc thú y, vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm: Kiểm soát lỏng lẻo
- Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 6/2022
- Mô hình khuyến nông khơi dậy ý chí thoát nghèo cho đồng bào miền núi
- Hà Tĩnh: bảo vệ vật nuôi trước thời tiết nắng nóng
- Ngành Thú y Hà Nội 72 năm xây dựng và phát triển: Chặng đường gian nan nhưng đầy tự hào
- Bản tin thị trường thịt trong nước và quốc tế tháng 6.2022
- Xuất khẩu đùi ếch đông lạnh tăng mạnh
- ‘Trình làng’ nhiều giống thức ăn xanh năng suất, chất lượng cao
- Người Việt ngày càng ăn ít thịt heo
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất