Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

    Nuôi chim cu gáy sinh sản phải đáp ứng được môi trường sống tự nhiên của chúng. Từ nguồn giống, chuồng trại đến cách chăm sóc, ghép đôi cần thực hiện chuẩn xác và tỉ mỉ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản.

    Chọn giống cu gáy sinh sản

    Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

    Đầu tiên là lựa chọn con giống. Hiện nay các loại giọng thổ sấm, thổ bầu, thổ đồng, kim cầu được nhiều người lựa chọn. Giống phải khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh. Chọn những con hay làm giống thì giá thành sẽ khá cao.

     

    Tiêu chuẩn hãy lựa chim bố mẹ có lông sáng, giọng hay, dáng to khỏe, lông mượt và không bị rụng lông quá nhiều.

     

    Chọn lồng nuôi chim cu gáy sinh sản

     

    Lồng nuôi chim cu gáy nên làm bằng thép, lưới thép sẽ ngăn sự tấn công chim từ các loài động vật bên ngoài. Gía cả làm lồng bằng lưới thép rẻ, dễ làm. Trong lồng bố trí sẵn cóng ăn, cóng đựng nước cho chim.

    Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

    Lồng nuôi để ở nơi có ánh sáng tốt, thường xuyên cho chim sưởi ấm vào sáng sớm. Áng nắng vào sáng sớm rất tốt cho sức khỏe của chim. Chuẩn bị sẵn dụng cụ che đậy để mỗi khi mưa xuống chim sẽ không bị nhiễm lạnh.

     

    Đặt ổ đẻ vào góc lồng, đường kính khoảng 10 đến 15 cm. Bỏ sẵn rơm rạ hay cây khô vào ổ. Hãy thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng chim và ổ đẻ.

     

    Ghép đôi cho chim cu gáy

     

    Khi mới đem giống về hãy nhốt hay con ở hai lồng khác nhau để chúng làm quen. Tránh cho 2 con vào luôn bởi khi lạ có khả năng chúng sẽ đánh nhau.

    Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

    Bạn để ý khi chim trống và mái đã đến gần nhau và hay ve vãn thì nhốt chung vào. Nếu bỏ chung mà chúng vẫn đánh nhau thì hãy tiếp tục nhốt riêng ra vài ba ngày để xem tình hình.

     

    Chim cu gáy sinh sản

     

    Thông thường từ 5 tới 7 ngày sau khi giao phối chim cu mẹ sẽ đẻ quả trứng đầu tiên và quả trứng thứ hai sẽ được đẻ vào ngày hôm sau hoặc hai ngày sau. Chim đực và chim mái thay nhau ấp trứng nhưng cũng có những đôi chỉ chim mái ấp.

    Khoảng 4 tới 5 ngày mà chim bỏ ấp thì chúng ta có thể kiểm tra xem lồng chim có bị con vật gì quấy rầy không, trứng chim có trống không. Nếu trứng hư thì bỏ đi để chúng đẻ lứa mới.

     

    Sau khoảng 15 ngày thì trứng sẽ nở. Chim non nở ra thường thì sẽ là một đực và một mái chim đực sẽ lớn hơn và màu sắc sẽ đậm hơn.

     

    Chăm sóc chim cu gáy trong quá trình sinh sản

     

    Thường xuyên bổ sung thức ăn chứa khoáng cho chim cu. Nên bỏ thêm ít sỏi nhỏ vào cóng chim. Bởi trong quá trình sinh sản chim sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Để ý thường xuyên vì chim có khả năng mắc những căn bênh như chướng diều hay ỉa chảy.

     

    Nguồn: thichnuoichim

     

    31 Comments

    1. võ văn lâm

      các ace hay giúp mình tại sao chim cu gáy lại tự ăn trứng khi đẻ

    2. Chung

      Vì bạn chạm vào trứng nó ,khi chim cu gáy sinh sản ta k nên chạm vào trứng hay con của nó ,bạn bố trí chuồng đừng để ai chạm vào cũng như sự xâm nhập của con vật từ bên ngoài

    3. Đinh tư

      Cho e hỏi tý ạ…nếu mình lấy trứng của chim cu cho vào máy ấp trứng thì có được k ạ

    4. Trường sơn

      Tôi bốc trứng lên xem có thấy nó bỏ tổ đâu

    5. trần Tiến anh

      Lấy trứng chim cu ấp lò vẩn nở nhưng khhông nuôi được đâu vì chim cu nở ra quá nhỏ

    6. Nguyen viet

      Hjhj minh bắt 2 con cu ỡ ngoài đồng chổ khác nhau nhấm ghép đẻ dc ko ae

    7. Tài quang

      e vừa mới mua 1 đôi chim cu gáy nhưng mới bắt về cho vào lồng thì nó chưa quen nên cứ bay loạn lên. Vậy làm cách nào để chúng quen và thích nghi sớm ạ

    8. Phan văn khải

      Em có 1 cặp chim non nuôi từ bé lên đinh cho sinh sản sau đó dánh nhau miết vậy các bác xin cho em ý kiến

    9. Thanhthang

      Tách ra 2 lồng treo đắt vao nhau 10 ngay lại rốt chung lai đảm bảo 1tháng sau sẽ co chim non

    10. Lê hiển vinh

      E có 1 đôi cu gáy thuần dẻ 4 trứng nhug ko ap vẫn đạp mái bình thường. Các bác cho hỏi vậy có phải 2 con madi ko

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.