Kỹ thuật nuôi dưỡng chim cút mái trong giai đoạn đẻ trứng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật nuôi dưỡng chim cút mái trong giai đoạn đẻ trứng

    Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại nhiều địa phương. Tuy vậy không phải ai cũng nắm được đầy đủ các kỹ thuật khi nuôi chim cút đẻ trứng.

     

     

    Để đạt năng suất cao, trong giai đoạn chim cút đẻ trứng, cần cung cấp cho chim đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, lisine, methionin… còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì 2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2,5-3,5 %, phospho dễ tiêu là 0,5-0,6%.

     

    Cần phải lưu ý rằng, các nhu cầu dinh dưỡng mà bài viết đưa ra là những hướng dẫn và để tham khảo, cần được thay đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở sản xuất, giống chim, mùa vụ, tiểu khí hậu chuồng nuôi và năng suất đàn chim…. Các cán bộ kỹ thuật phải dựa vào kiến thức về dinh dưỡng gia cầm để vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

     

    Khi chuyển thức ăn của chim hậu bị sang thức ăn của chim đẻ cần phải chuyển từ từ, cũng như chuyển từ thức ăn cho chim con sang chim hậu bị.

     

    Kỹ thuật cho ăn

     

    Số lượng thức ăn cung cấp cho chim mái đẻ hàng ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Cần căn cứ vào tỷ lệ đẻ mà cho ăn phù hợp. Chim mái đẻ trứng theo quy luật, bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 11, đến tuần tuổi thứ 15-16, chim đẻ rất nhiều, 95-98 %, duy trì khoảng 7-8 tuần rồi dần dần giảm xuống.

     

     

    – Từ khi đẻ bói cho đến khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao

     

    Khi đàn chim vào đẻ, tỷ lệ đẻ có thể tăng rất nhanh hoặc rất chậm tuỳ thuộc vào độ đồng đều của đàn chim và các điều kiện khác (nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị v. v..). Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng lượng thức ăn trong giai đoạn này.

     

    + Cách thứ nhất là dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ

     

    Nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng trên 3 %, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%;

     

    Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2-3 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%;

     

    Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1- 2 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55% ; Nếu tỷ lệ đẻ tăng dưới 1 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65- 75%.

     

    + Cách thứ hai là dựa vào độ đồng đều của đàn chim ở 9 tuần tuổi.

     

    Độ đồng đều của đàn chim được xác định bằng công thức: Độ đồng đều =(n/N)100

     

    Trong đó, n là số chim có khối lượng nằm trong khoảng khối lượng trung bình của đàn ± 10%; N tổng đàn chim

     

    Nếu hệ số biến dị (Cv%) của đàn chim <8%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, tăng lượng thức ăn thêm 15 – 20%; sau khi tỷ lệ đẻ đạt 20%, tăng tiếp 5%; sau khi tỷ lệ đẻ đạt 30% tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

     

    Nếu Cv% = 9 -12%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 10% tăng lượng thức ăn thêm 15-20%; sau khi tỷ lệ đẻ đạt 20%, tăng tiếp 5%; sau khi tỷ lệ đẻ đạt 30%, tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

     

    Nếu Cv% >12%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 15% tăng lượng thức ăn thêm 15-20%; Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 25% tăng tiếp 5%; sau khi tỷ lệ đẻ đạt 35% tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

     

    Cần hạn chế bắt chim cút, vì chúng rất nhút nhát và hoảng loạn, bị stress nặng khi bắt chim.

     

     

    – Sau khi đàn chim đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ

     

    Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến một độ cao nhất định, dừng ở đó một số ngày (khoảng 7 – 10 ngày) mà không tăng thêm hoặc giảm đi nữa, như vậy tỷ lệ đẻ của đàn chim đã đạt đỉnh cao. Lúc này nếu không giảm lượng thức ăn hàng ngày thì đàn chim sẽ thừa năng lượng, tích luỹ mỡ và quá béo, tỷ lệ đẻ sẽ giảm nhanh, trứng bé.

     

    Tuỳ điều kiện thực tế như thời tiết, khí hậu, khối lượng trứng, mức giảm tỷ lệ đẻ, sức khoẻ của đàn chim và những yếu tố stress… mà giảm lượng thức ăn hàng ngày của mỗi chim mái đẻ từ 0,5-1 g, nhưng chỉ được giảm 10% mà thôi và phải giảm từ từ. Ví dụ, khi chim ăn nhiều nhất (lúc đẻ 98-99%) là 28 g/con/ngày, thì chỉ được giảm nhiều nhất là 10% x 28 g = 2,8 g, tức là sẽ cho ăn tối thiểu là 28-2,8 = 25,2 g/con/ngày.

     

    Cần bổ sung thêm sỏi cho chim đẻ, đường kính sỏi 1-2mm. Mỗi lồng chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía ngoài cho chim ăn tự do.

     

    Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý điều kiện khí hậu để điều chỉnh mức năng lượng của khẩu phần cho thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 20 độ C, nếu tăng 1 độC thì giảm khoảng 0,4 kcal năng lượng cho một chim, giảm 1 độ C phải tăng thêm 0,6 kcal.

     

    Thời gian khai thác chim mái: có thể cho chim mái đẻ đến 60 tuần, sau đó tỷ lệ đẻ giảm. Thời gian kết thúc sớm hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ đẻ và giá trứng trên thị trường.

     

    Máng ăn

     

    Dùng máng ăn dài gần bằng chiều ngang lồng chim, mỗi máng ăn dùng cho 25-30 chim.

     

    Nước uống

     

    Đối với chim mái đẻ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng chung, nhu cầu về nước phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ trứng. Khi tỷ lệ đẻ càng cao thì lượng nước uống cũng càng cao, có thể đến 40-70 g nước/con/ngày. Biết được nhu cầu này để cung cấp đủ nước sạch cho chim là một việc làm quan trọng.

     

    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    15 Comments

    1. Nguyễn phương

      Cút đẻ phải cung cấp đủ thức ăn ….đặc biệt ko dc cho cút bị dựt mình nhiều quá sẽ ảnh hưởng là bị rụng buồng trứng cút sẽ ko đẻ nữa…

    2. Nguyễn Văn Nghĩa

      Mình làm bên cty thức ăn chăn nuôi nên cũng tiếp xúc với rất nhiều hộ nuôi cút lâu năm và qui mô rất lớn đến cả 10 vạn thì thấy bài viết có rất nhiều chỗ sai.. VD như cút từ 1 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi đã bắt đầu đẻ, đến ngày thứ 60 là đẻ cao nhất, và lượng thức ăn phụ thuộc lớn nhất vào thời tiết + nhiệt độ…

    3. Nguyễn Văn Dụng

      Mình nuôi 20 con chim cút mái cho ăn cám cò C 51 đến 3 tháng tuổi nhưng chỉ thấy có 1 con đẻ còn lại 19 con nữa không thấy đẻ, tạo sao như thế?

    4. Nguyễn Thị Bích Nhung

      Cho em hỏi,cút trên 45 ngày sao bị rụng trứng già, chỉ có trứng non?

    5. Nguyễn thi bich nhung

      Cho e hỏi,cút tren 45 ngày sao bị rụng trứng già, chỉ có trứng non,thịt dai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.