Lâm Đồng nhanh chóng triển khai các biện pháp kỹ thuật lai tạo giống mới, mở rộng đồng cỏ và nhân rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng đàn bò thịt cao sản địa phương có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt nhập khẩu, ngành nông nghiệp.
Đàn bò thịt cao sản, tập trung ở địa bàn 9 huyện trong tỉnh Lâm Đồng là: Đơn Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Trong 5 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân gần 19%; trong đó, chăn nuôi đàn trâu, bò chiếm tỷ trọng 20%. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu phát triển đàn bò sữa tăng nhanh thì diện tích đồng cỏ thức ăn cho đàn bò thịt giảm dần, người nông dân đầu tư máy móc cơ giới thay cho sức kéo trâu, bò phục vụ sản xuất và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp ngày càng phổ biến, dẫn đến số lượng đàn bò thịt liên tục giảm bình quân mỗi năm 2,4%.
Qua đánh giá, mặc dù tình hình chăn nuôi bò thịt Lâm Đồng giảm đáng kể về số lượng, nhưng mặt khác người nông dân đang tập trung phát triển sản xuất theo hướng “chiều sâu chất lượng” và trên thực tế đã đạt tỷ lệ khoảng 60% giống bò lai cao sản Zêbu trên tổng đàn. Điều này còn cho thấy, đàn bò lai Zêbu đã chứng tỏ khả năng thích nghi với các môi trường sinh thái khác nhau của Lâm Đồng, và là nguồn “giống nền” mở ra triển vọng lai tạo với nhiều giống bò thịt cao sản khác như: Blanc Blue Begium (BBB), Red Angus, Droughmaster… Đến nay, quy mô chăn nuôi bò thịt cao sản ở Lâm Đồng đạt tiêu chí trang trại có 6 cơ sở; chiếm phần lớn số hộ gia đình nuôi từ 4 – 6 con; còn lại chiếm phần nhỏ số hộ gia đình nuôi phân tán, nhỏ lẻ…
Mục tiêu của Lâm Đồng đến năm 2020 nâng quy mô tổng đàn bò thịt lên 100.000 con; trong đó, chiếm 75% đàn bò lai cao sản Zêbu và 25% đàn bò lai cao sản các giống Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue Begium (BBB)… Bước đi đầu tiên, từ nay đến tháng 12/2016, Lâm Đồng xây dựng 15 mô hình chăn nuôi với quy mô 10 con bò cái lai Zêbu/mô hình, triển khai thí điểm ở 4 huyện Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà và Cát Tiên.
Lâm Đồng
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li> ul>
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
Tin mới nhất
T2,08/08/2022
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Thừa Thiên Huế: Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
- Bệnh do Haemophilus Parasuis ở lợn
- Ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do phụ nữ làm chủ tại Quan Hóa
- TP.HCM đề nghị doanh nghiệp rà soát giảm giá thịt, trứng
- Đề xuất ưu tiên cấp giống, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi thỏ
- Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Nga tăng gần 20%
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất