Làm sao biết heo nhà mình có phải bị bệnh ghẻ trên heo hay không? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Làm sao biết heo nhà mình có phải bị bệnh ghẻ trên heo hay không?

    Bệnh ghẻ trên heo do một loài ngoại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng này lưu trú và phát triển trên da. Nếu heo nái bị nhiễm ghẻ sẽ lây sang heo con, khi nuôi đến giai đoạn heo thịt sức khỏe của heo bị ảnh hưởng (chậm lớn, còi cọc và giảm sức đề kháng nên dễ nhiễm một số bệnh khác).

    Vòng đời của Sarcoptes scabiei (ghẻ heo)

     

    “Bệnh ghẻ trên heo” gây bệnh như thế nào?

    Cơ chế gây bệnh của con ghẻ (bệnh ghẻ heo)

     

    Làm sao khẳng định được là heo bị ghẻ?

     

    Thông thường khi thấy trên bề mặt da của heo xuất hiện các nốt đỏ chúng ta mới bắt đầu để ý và nghi ngờ. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh cũng có thể tạo ra các nốt đỏ trên da giống bệnh ghẻ trên heo như bệnh viêm da, nấm da, bệnh đậu heo, heo bị bỏng nắng và dị ứng với ánh sáng hay các bệnh truyền nhiễm…

    Heo mắc bệnh ghẻ mãn tinh

     

    Có 2 căn cứ giúp bạn có thể khẳng định chắc chắn heo bị ghẻ (khi đó trên bề mặt da đã xuất hiện các nốt đỏ):

     

    Thứ nhất, những chú heo đó hầu như không khi nào ngồi, nằm yên 1 chỗ. Chúng luôn tỏ ra ngứa ngáy và rất khó chịu, hay có hành động cọ xát mạnh vào thành tường cho đã ngứa. Nhất là vào ban đêm, khi những chú heo khác ngủ thì nó vẫn ngứa ngáy không ngủ được.

     

    Thứ hai, Nếu để yên không chữa trị, rất nhanh sau đó (khoảng 2-5 ngày sau) cả ô chuồng rồi đến thậm chí cả đàn heo đều có dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu, da nổi mẩn đỏ, đóng vảy như trên.

     

    Có đôi khi bạn sẽ thấy những dấu hiệu như viêm da, viêm tai có mủ hay viêm bộ phận sinh dục. Đó là khi bệnh đã bị biến chứng nặng nề hơn.

    Heo bị ghẻ sốt

    Làm gì để phòng và điều trị khi heo đã mắc bệnh ghẻ?

     

    Bệnh ghẻ dù gây thiệt hại kinh tế lớn nhưng lại rất dễ điều trị vì mầm bệnh không xâm nhập vào các cơ quan nội tạng bên trong.

     

    Các bước điều trị khi phát hiện heo mắc bệnh:

     

    – Cách ly toàn bộ heo bệnh ghẻ ra 1 nơi riêng biệt.

    – Dọn dẹp, phun sát trùng định kỳ 2-3 lần/tuần toàn bộ trong và ngoài trại.

    – Tắm rửa sạch sẽ, khô ráo cho từng heo bệnh.

    – Sử dụng thuốc tiêm có chứa thành phần Ivermectin tiêm cho mỗi con 1 mũi duy nhất. Liều dùng tùy thuộc khuyến cáo của nhà sản xuất. (Ivemectin vừa có tác dụng trị ghẻ (ngoại ký sinh trùng), vừa có tác dụng trị nội ký sinh trùng như giun sán).

    – Tăng sức đề kháng cho heo: bổ sung điện giải, vitamin, các nguyên tố vi lượng, các vi sinh vật có lợi để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột…

     

    Lưu ý:

     

    – Ivermectin không ảnh hưởng đến heo nái mang thai.

    – Nếu sau khi điều trị mà thấy heo vẫn không khỏi, hãy kiểm tra lại toàn bộ vệ sinh của trang trại, rất có thể mầm bệnh vẫn còn lưu cữu trong trại. Sau đó có thể dùng các loại thuốc sát trùng đặc hiệu dạng dung dịch phun lên da của toàn bộ heo bệnh 1 lần/ngày, trong 3-4 ngày liền.

    – Sau khi phát hiện heo bệnh, tiêm càng sớm càng tốt.

     

     

    Các bước phòng bệnh ghẻ trên heo tổng thể.

     

    – Dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên để chuồng luôn khô và ấm.

    – Nuôi cách ly heo khỏe với các heo ốm, còi, heo bệnh.

    – Phun sát trùng định kỳ 1-2 lần/tuần trong và ngoài trại.

    – Định kỳ tiêm phòng theo lịch cho các đối tượng heo như sau:

     

    Lịch tiêm phòng

    Loại heo Tuổi Thuốc dùng Cách dùng
    Heo con 30 ngày Thuốc có thành phần chứa Ivermectin Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất
    Heo hậu bị Hai tuần trước khi phối
    Heo nái tơ và nái dạ

    Một tuần trước khi phối và trước khi lên chuồn đẻ (để phòng bệnh cho heo con sơ sinh)

     

    Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Thường xuyên bổ sung các chất khoáng, vitamin, men tiêu hóa… nhằm nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn.

     

    VietDVM team

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.