[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2020, sản lượng thức ăn chăn nuôi Việt Nam đạt 20,3 triệu tấn, thức ăn cho lợn chiếm 8,9 triệu tấn, tương đương đạt tỉ lệ 43,8%; còn thức ăn cho gia cầm lần đầu tiên đạt mức 10,7 triệu tấn, chiếm tỉ lệ 53,7%; thức ăn cho các loại vật nuôi khác chiếm 0,6 triệu tấn với tỉ lệ 3,0% trong cơ cấu sản lượng thức ăn chăn nuôi.
Theo Cục Chăn nuôi, cơ cấu sản lượng thức ăn theo đối tượng vật nuôi đang có sự thay đổi giữa thức ăn cho lợn và thức ăn cho gia cầm.
Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2017, sản lượng thức ăn chăn nuôi cho lợn luôn chiếm trên 60% (63,6-67,3%), cho gia cầm ở mức trên 30% (30,6-33,5%) so với tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi các loại.
Đến giai đoạn 2018-2020, cơ cấu có sự thay đổi theo hướng giảm thức ăn cho lợn, tăng thức ăn chăn nuôi cho gia cầm, cụ thể như sau:
Sản lượng Thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2015-2020 theo nhóm vật nuôi (triệu tấn)
(Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi)
+ Năm 2018: Thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 56,6%, Thức ăn chăn nuôi cho gia cầm chiếm 40,7%;
+ Năm 2019: Thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 49,7%, Thức ăn chăn nuôi cho gia cầm chiếm 47,2%;
+ Năm 2020: Thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 43,8%, Thức ăn chăn nuôi cho gia cầm chiếm 52,7%.
Đáng chú ý, năm 2020 cũng là năm đầu tiên ghi nhận sản lượng Thức ăn chăn nuôi cho lợn thấp hơn sản lượng Thức ăn chăn nuôi cho gia cầm trong cơ cấu sản lượng Thức ăn chăn nuôi tổng số.
Nguyên nhân được cho là sau khi Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, người chăn nuôi đã chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, cuối năm 2020, tổng đàn gia cầm khoảng 510 triệu con, tăng 6,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%, sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019.
Cũng trong Quý I/2020, tổng đàn gia cầm khoảng 510 triệu con, tăng 6,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%, sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019.
Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp báo cáo của các địa phương, tổng đàn lợn cả nước tại thời điểm 31.12.2020 đạt 27,3 triệu con, tương đương 88,7% so với tổng đàn đàn lợn trước khi có ASF (31 triệu con tại thời điểm 31/12/2019), sản lượng thịt lợn hơi năm 2020 đạt khoảng 3,46 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2019.
Đàn lợn Quý I giảm khoảng 2% so với cuối năm 2020, do cung cấp thực phẩm cho tết nguyên đán tăng khoảng 10%; tổng số lợn của cả nước trong Quý I/2021 tăng khoảng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 1.018,8 ngàn tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, tại 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn lớn, đàn lợn thịt đạt 5,5 triệu con, tăng 73,6% so với 01/01/2019 (trước khi xảy ra DTLCP), tăng 65% so với 01/01/2020 và tăng 1,8% so với cuối tháng 12/2020). Quý I/2021 tổng đàn nái của cả nước đạt trên 2,95 triệu con, tăng hơn 18,8% so với 01/01/2020; hiện nay cả nước có hơn 56 ngàn con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái phục vụ giống cho sản xuất.
Hà Ngân
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 60% sản lượng thức ăn chăn nuôi
Cũng theo Cục Chăn nuôi, năm 2020, sản lượng của các doanh nghiệp FDI đạt 12,1 triệu tấn (tương đương 59,8%), của các doanh nghiệp trong nước đạt 8,2 triệu tấn (tương đương 40,2%). Năm 2015, sản lượng thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp FDI đạt 9,5 triệu tấn (tương đương 60,0%), của khối doanh nghiệp trong nước đạt 6,3 triệu tấn (tương đương 40,0%).
Sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất phân bố không đều giữa các vùng sinh thái, kinh tế. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực đồng bằng đã chiếm trên 85,1% còn lại là các khu vực khác, cụ thể: ĐBSH chiếm 38,9%; ĐNB chiếm 32,5%; ĐBSCL chiếm 13,7%.
- thức ăn chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi gia cầm li>
- thức ăn chăn nuôi cho lợn li> ul>
- Hợp tác về phúc lợi động vật để phát triển chăn nuôi bền vững
- Khởi công dự án ‘Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu’
- Nuôi bò 3B thu nhập cao
- Cục Thú y công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh Newcastle
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Anh coi trọng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
- Nghệ An: Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Heo giống ế ẩm, giá thấp
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh được tái cơ cấu thế nào?
Tin mới nhất
CN,29/05/2022
- Hợp tác về phúc lợi động vật để phát triển chăn nuôi bền vững
- Khởi công dự án ‘Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu’
- Nuôi bò 3B thu nhập cao
- Cục Thú y công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh Newcastle
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Anh coi trọng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
- Nghệ An: Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Heo giống ế ẩm, giá thấp
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh được tái cơ cấu thế nào?
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất