‘Luật 2,2 m vuông/đầu lợn’ đe dọa nghề nuôi lợn Mỹ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • ‘Luật 2,2 m vuông/đầu lợn’ đe dọa nghề nuôi lợn Mỹ

    Những quy định mới về phúc lợi động vật ở California áp dụng từ năm 2022 đang tiếp tục gây ra những tranh cãi lớn, có nguy cơ xóa sổ nghề nuôi lợn Mỹ.

     

    Chưa đầy 4% người nuôi lợn sẵn sàng

     

    Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty chăn nuôi lợn Christensen Farms- Glenn Stolt cảnh báo, doanh nghiệp chăn nuôi lợn của ông hiện chưa có sự chuẩn bị nào để đáp ứng các yêu cầu mới, theo luật chăn nuôi mới có hiệu lực bắt đầu từ năm tới.

    Chuồng nuôi lợn nái hậu bị của ông Dwight Mogler ở Alvord, bang Iowa. Ảnh: AP

     

    Và khi luật mới được áp dụng sẽ đẩy giá thịt lợn các loại có thể tăng đột biến lên tới 50%. Theo ông Stolt, thịt lợn là loại thực phẩm rất được ưa thích ở bang California, bởi dân số đa dạng, bao gồm cả người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người gốc Tây Ban Nha- những người đều coi thịt lợn như một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống hàng ngày của gia đình họ.

     

    Theo AP, các nhà sản xuất thịt bò và trứng tại bang này tin rằng họ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới, nhưng riêng đối với lợn thì hiện chỉ có chưa đầy 4% các cơ sở chăn nuôi có sự chuẩn bị để tuân thủ các quy định mới.

     

    Còn lại đa số các trang trại đều cho biết, trừ khi tòa án can thiệp hoặc tiểu bang tạm thời cho phép nguồn thịt lợn “ngoài luồng” được bán ở bang California, nếu không sẽ mất gần như toàn bộ nguồn cung thịt lợn tại chỗ vì không thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn mới nghiêm ngặt. Ông Stolt nói thêm rằng, ông không tin rằng các nhà sản xuất thịt lợn khác có thể đáp ứng được các yêu cầu không tưởng này trước thời hạn.

     

    Ngoài ra, đạo luật của bang California cũng buộc người chăn nuôi lợn ở các bang khác từ Michigan, Iowa cho tới Texas, nếu muốn cung cấp thịt cho bang này cũng phải tuân thủ các quy tắc tương tự.

     

    Tại bang Iowa, nơi nuôi khoảng 1/3 tổng đàn lợn cả nước, nông dân Dwight Mogler ước tính những thay đổi sắp tới sẽ khiến anh tốn 3 triệu USD để cơi nới chuồng trại cho 250 con lợn trong không gian hiện nay.

     

    Ông Mogler cho biết, để đủ chi phí, ông cần phải kiếm thêm 20 USD từ mỗi con lợn- điều khiến các nhà chế biến không mấy vui vẻ. “Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là, nếu chúng tôi thực hiện những thay đổi này, thì thay đổi tiếp theo sẽ là gì trong hai năm, ba năm, năm năm tới?”, ông Mogler tự hỏi.

     

    Các quy định của bang California cũng tạo ra những thách thức mới đối với các lò giết mổ vì bắt buộc phải phân loại thịt đi giao hàng khắp các địa điểm trên toàn quốc và thậm chí xuất khẩu đi các quốc gia khác.

     

    Đạo luật trớ trêu

     

    Trong nhiều năm qua, các tổ chức bảo vệ phúc lợi động vật đã thúc đẩy xu hướng đối xử nhân đạo hơn với động vật nuôi nhốt trong trang trại, theo đó yêu cầu bắt buộc các chủ trang trại phải có nhiều không gian hơn cho lợn giống, gà đẻ trứng và bò thịt. Và đến cuối năm 2018, đề xuất này đã được đa số cử tri bang California bỏ phiếu thông qua mang tên Dự luật 12.

    Một trang trại lợn hơi vừa tách đàn ở bang North Carolina. Ảnh: AP

     

    Ông Stolt coi luật chăn nuôi mới của California là “một chương trình nghị sự của chủ nghĩa ăn chay”, trong khi các chuyên gia nhận xét, đây là một trường hợp hiếm hoi mà người tiêu dùng (cử tri) phải trả giá cho niềm tin của họ. Đầu tuần vừa, ông Stolt đã huỵch toẹt rằng: “Sáng kiến ​​bỏ phiếu này được dẫn dắt bởi các nhà hoạt động vì động vật, và tôi và những người chăn nuôi khác chắc chắn rằng họ đã đánh lừa cử tri California ngây thơ không thèm quan tâm đến thực phẩm của họ đến từ đâu”.

     

    “Ngoài các yêu cầu chung về việc cấm động vật bị nhốt theo cách ngăn cản việc nằm xuống, đứng lên, duỗi hoặc xoay người tự do, các điều luật chi tiết còn bổ sung các tiêu chuẩn về không gian nhốt như mỗi con lợn nái sinh sản phải có không gian sàn tối thiểu là 2,2 mét vuông”, trích Dự luật 12.

     

    Ngay sau khi dự luật trớ trêu này được thông qua, NPPC và các thành viên đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với đạo luật này. “Ngoài việc nông dân phải thay đổi chuồng trại tốn kém, nếu đạo luật này thực thi ‘sẽ tạo ra một mê cung nặng nề, quan liêu’ vì đòi hỏi phải có chứng nhận hàng năm đối với các trang trại nuôi lợn và tạo ra một quy trình công nhận rất phức tạp cho các thực thể được phép chứng nhận những trang trại và chuỗi sản xuất thịt lợn”.

     

    Thậm chí NPPC đã cùng với Liên đoàn Trang trại Mỹ khởi động một vụ kiện chống lại Dự luật 12 của bang California hồi tháng 4 năm nay và hiện nó vẫn đang được Tòa phúc thẩm xem xét. Trước đó Viện thịt Bắc Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối Dự luật 12 vì nguy cơ đe dọa dòng chảy thương mại tự do giữa các tiểu bang.

     

    Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm California cho biết mặc dù các quy định chi tiết vẫn chưa hoàn thiện, nhưng các quy tắc chính về không gian chuồng trại đã được công bố ngay từ khi Dự luật 12 được thông qua vào năm 2018.

     

    Trong khi đó, ông Josh Balk, người đứng đầu các nỗ lực bảo vệ phúc lợi động vật nuôi nhốt tại Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ, cho biết ngành công nghiệp thịt lợn nên chấp nhận quan điểm áp đảo của người dân California đã thể hiện qua lá phiếu bởi họ muốn động vật được đối xử nhân đạo hơn. “Tại sao các nhà sản xuất thịt lợn vẫn cố gắng lật ngược dự luật liên quan đến hành vi tàn ác đối với động vật?”, ông Balk nói.

     

    Giá thịt lợn có thể tăng 50% vì khan hiếm

     

    Rachel Gantz, phát ngôn viên Hiệp hội các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ (NPPC) cho hay, Dự luật 12 sẽ làm giảm đáng kể nguồn cung thịt lợn cho người dân California, làm tăng giá thịt lợn cũng như tước bỏ nguồn protein giá cả phải chăng cho hàng triệu hộ gia đình lao động trong bang.

    Bà Kim lo lắng luật chăn nuôi mới sẽ khiến món thịt lợn ngày càng trở nên xa xỉ hơn. Ảnh: ABC

     

    Người dân bang California ước tính tiêu thụ khoảng 15% tổng số thịt lợn được sản xuất trong nước. Tuy nhiên Rabobank, một công ty dịch vụ tài chính nông nghiệp và thực phẩm toàn cầu, đã chỉ ra sự mất cân bằng cung cầu ở bang này, khi ước tính rằng hệ thống nhà hàng và siêu thị ở California sử dụng khoảng 255 triệu pound thịt lợn mỗi tháng, trong khi các người nuoi lợn ở bang này chỉ sản xuất được khoảng 45 triệu pound. (1 triệu pound tương đương trên 450 tấn).

     

    Barry Goodwin, một nhà kinh tế học tại Đại học bang North Carolina, ước tính nếu luật mới thực thi thì chi phí sẽ phát sinh hơn 15% cho mỗi đầu lợn, đối với một trang trại có 1.000 con lợn giống.

     

    Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Hatamiya Group, nếu một nửa nguồn cung thịt lợn đột ngột bị mất đi ở bang California, giá thịt sẽ tăng khoảng 60%, nghĩa là một gói thịt từ 6 USD hiện nay sẽ tăng lên khoảng 9,60 USD vào năm sau.

     

    Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia và liên minh các nhà hàng và nhóm kinh doanh ở California đã yêu cầu Thống đốc Gavin Newsom trì hoãn thực hiện luật chăn nuôi mới.

     

    Các nhà phân tích cho rằng, luật mới chắc chắn sẽ đẩy giá thịt lợn ở California tăng cao và thiệt thòi cho người tiêu dùng. Bà Kim, chủ một nhà hàng ở thành phố San Francisco, cho biết bà sống sót sau đại dịch bằng cách phải tự lái xe hàng trăm dặm để giao đồ ăn và giảm bớt nhân viên.

     

    Bà chủ nhà hàng người Mỹ gốc Hàn này cho biết, đang rất lo lắng trước luật chăn nuôi mới vì khách hàng sẽ không thể nào chịu được việc tăng giá nữa, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn- loại thực phẩm phổ thông của đa số người dân.

     

    Kim Long

    (AP)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.