Một số cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con (PED) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Một số cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con (PED)

    Dịch tiêu chảy cấp hoặc PED là bệnh truyền nhiễm trên heo nguyên do virus gây ra (PEDV). PEDV được phân loại là RNA virus thuộc nhóm 1 chủng Corona. Virus Corona có chiều hướng biến đổi nhanh và thường xuyên. Bệnh viêm Dạ dày-Ruột truyền nhiễm (TGE) & Bệnh hô hấp do Corona (PRCV) và những virus gây bệnh heo và thuộc nhóm Corona.

     

    PEDV được tìm thấy lần đầu tiên tại Châu Âu vào thập niên 1970 và lan sang Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 1990. Từ năm 2000 về sau, PED được phát hiện thấy ở Philipin, Thái Lan và Việt Nam. Heo ở mọi độ tuổi đều nhạy cảm với virus này, heo con theo mẹ nhạy cảm nhất, có tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao.

     

    Báo cáo từ những nước Châu Á chỉ ra ra rằng bệnh PED trên đàn heo nái tơ gây thiệt hại 50%-100% lứa đẻ trong vòng 24h sau khi đẻ. Triệu chứng lâm sàng của PED gần giống với bệnh TGE với tiêu chảy và ói mửa là những dấu hiệu bệnh đặc trưng.

     

    Bệnh PED, virus (PEDV) nhân lên trong tế bào nhung mao trong ruột non hậu quả làm lông nhung ruột hư hại và ngắnhơn, làm giảm khả năng hoạt động của enzyme (Jung, Ahn & Chea 2006). Lông nhung ruột bị teo nhỏ và khả năng hoạt động của men tiêu hóa cũng yếu đi và kéo theo việc hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn hoặc sữa kém trong trường hợp heo con.

    Một số cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm Dịch tiêu chảy cấp trên heo con (PED)

    Đây là nguyên nhân gây tiêu chảy, gầy còm, mất nước và gây chết. Ói mửa cũng quan sát thấy trên heo con mới sinh góp phần làm heo bị mất nước và chết.

     

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh PEDV chỉ hiện diện trên không tràng (jejunum) và không hiện diện trên toàn bộ hệ thống ruột của heo. Tiêu chảy biến mất sau 3 đến 4 tuần và đàn heo bắt đầu phục hồi. Heo nái hình thành miễn dịch sau một giai đoạn và truyền sang sữa cho heo con.

     

    Bệnh sẽ tái nhiễm sau khi nái tơ ghép vào đàn, thay đàn mà không có những biện pháp giúp heo thích nghi và/hoặc khi đàn heo bị stress và miễn dịch bị suy giảm.

     

    1. Đường lây nhiễm

     

    Chủ yếu bệnh lây nhiễm qua các nguồn sau:

     

    • Lây nhiễm qua phân (phân- miệng)

    • Nguồn heo nái tơ/heo nọc bị nhiễm từ bên ngoài

    • Ghép heo dến từ nhiều trại khác nhau

    • Vật dụng – ủng, xe tải….

    • Côn trùng – gặm nhấm, ruồi, chó mèo

    • Người – lái heo, lái xe tải, công nhân

     

    2. Điều trị và phòng chống

     

    Hiện tại, không có  biện  pháp  điều  trị  cho  PED. Hiện  có vaccine sống giảm hoạt lực virus giúp heo nái cải thiện khả năng  chống  lại  virus. Tuy  nhiên, nhiều  báo  cáo  cho  thấy hiệu quả của vaccin luôn không ổn định. Trường hợp trại nổ dịch, làm theo những bước bên dưới để giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế và đảm bảo không tái phát bệnh PED.

     

    a. Vaccin tự chế

     

    Quy trình đòi hỏi hy sinh một vài heo con có biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng của bệnh PED. Các bước tiến hành như sau:

     

    • Lựa ra 3 heo còn sống (từ 1 ngày đến 3 ngày tuổi) có biểu hiện dấu hiệu bệnh. Với 3 bộ ruột non này có thể làm thành 1 lít vaccin (vaccin tự chế).
    • Hy sinh các heo con này lấy đoạn ruột gồm: tá tràng- hồi tràng, dịch chất bên trong. Điều này rất quan trọng vì virus nằm trong tế bào nhung mao và tế bào bong tróc vào lòng ruột. Không sử dụng ruột đã bị mỏng và trong suốt vì không có đủ lượng virus bên trong.
    • Cắt nhỏ hoặc nghiền ruột non và bổ sung 250ml nước chưng cất tiệt trùng để tạo thành hỗn hợp sệt. Kháng sinh (colistin hoặc gentamycin) có thể được bổ sung để giảm tạp nhiễm vi khuẩn.
    • Cho heo tơ và heo nái ăn dung dịch sệt này với liều 30-50ml 1 lần/ngày trong 5-7 ngày. Ngừng cung cấp dung dịch cho heo nái có biểu hiện tiêu chảy.
    • Lưu  ý  heo  nái  mang  thai  gần  đẻ  dưới  3  tuần  có  thể không đủ thời gian để tạo miễn dịch đúng thời hạn để chuyển  qua  sữa  cho  heo  con.  Nái  mang  thai  dưới  2 tháng có thể bị sảy thai khi cung cấp hỗn hợp sệt này.
    • Không lưu trữ vaccine tự chế dư thừa còn lại vì có thể là nguồn lây bệnh cho đàn heo.
    • Thay thế nái tơ và nọc mới vào đàn phải kiểm dịch hoặc cách ly và phải được cung cấp hỗn hợp sệt. Bổ sung tổng đầu heo vào đàn cho yêu cầu thay thế nái và nọc trong 4 tháng tiếp theo trong thời gian nổ dịch. Điều này giúp heo đủ thời gian thích nghi và đủ khỏe chống lại PED

     

    b. Thực hành quản lý trại

     

    Xây dựng hệ thống an toàn sinh học:

     

    • Hàng  rào  xung  quanh  trại  kiểm  soát  người  và động vật vào trại.
    • Đặt mua và thay thế heo nọc và nái tơ từ những trại  giống  đã  kiểm  chứng  không  có  bệnh  PED.
    • Trong trường hợp nghi ngờ, kiểm tra ELISA test trước khi chuyển nọc và nái về trại.
    • Những người không được cho phép không được bước vào trại. Lái heo, lái xe tải không được phép tiếp xúc với heo và nhân viên trong trại.
    • Xe tải vận chuyển thú không rửa xe trong khuôn viên trại. Chỉ cho phép các xe đã áp dụng rửa sạch và khử trùng đúng cách được phép vào trong trại.
    • Xe tải vận chuyển thức ăn phải đến thẳng từ nhà máy thức ăn và không được qua trại khác.
    • Rửa tay và sát trùng ủng tại các điểm vào trại.
    • Kiểm soát vật nuôi, côn trùng (chuột, gặm nhấm, ruồi muỗi) và chim (chim trên máy nhà).
    • Người vào trại phải kiểm soát và cách ly (48 giờ – và không có tiếp xúc với heo/quầy thịt/thịt heo).
    • Tất cả khách thăm trại và nhân viên khi vào trại phải tắm và thay đổi quần áo, ủng do trại cung cấp.

     

    Kiểm soát dòng di chuyển heo đúng cách:

     

    • Tránh tắc nghẽn.
    • Tránh ghép đàn heo từ nhiều nguồn trại.
    • Kiểm  soát  giai  đoạn  trống  chuồng  hợp  lý.
    • Thường từ 5-7 ngày để trống tính từ thời điểm làm sạch và sát trùng chuồng và không tính từ thời gian lúc chuồng để trống.
    • Làm sạch và sát trùng kim tiêm sử dụng lại và những vật dụng trong trại. Bảo quản thuốc hợp lý. Chỉ sử dụng kim tiêm vaccin một lần.

     

    Phương pháp làm sạch và vệ sinh đúng cách:

     

    • Làm sạch máng ăn/thức ăn hàng ngày.
    • Làm sạch sàn, tường, hệ thống thoát nước.
    • Sát trùng và phun sát trùng từ 2-3 lần/tuần.
    • Loại bỏ thú chết ở những nơi hợp lý.

     

    Tăng độ thoải mái cho heo:

     

    • Tránh stress do nóng hoặc lạnh. Kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn heo.
    • Tránh nuôi heo quá chật. Kiểm soát mật độ heo (số heo/chuồng) và diện tích sàn…
    • Cung cấp hệ thống quạt thông thoáng thích hợp.
    • Hạn chế di chuyển heo.

     

    Chiến lược dinh dưỡng

     

    • Cung cấp thức ăn cân đối dinh dưỡng và bổ dưỡng
    • Loại bỏ thức ăn vấy nhiễm, nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch như:
      • Độc tố nấm mốc – bổ sung chất hấp phụ độc tố nấm mốc
      • Dioxins,  PCBs,  kim loại nặng  –  nên chuyển đổi sang sử dụng khoáng hữu cơ
    • Chất kích thích miễn dịch có thể sử dụng vào trong thức ăn chăn nuôi giúp heo đáp ứng miễn dịch tốt hơn với bệnh dịch.
      • Immunoglobulins từ trứng
      • Nucleotides
      • Nhân tế bào nấm men

     

    Kết luận

     

    PED là bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh ở tất cả các giai đoạn trong đời sống của heo. Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh PED là an toàn sinh học, tiêm vaccin và vaccin tự chế. Cần đảm bảo heo và nái được trang bị hệ thống đề kháng tự nhiên chống lại bệnh PED với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp và chú ý đến các bước thực hành quản lý trại tốt. Nếu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được thực hiện đúng, PED có thể bị loại trừ và tránh được thiệt hại kinh tế do bệnh PEDV gây ra.

     

    Người dịch & tổng hợp: HẠNH VŨ

    Nguồn: Alltech Việt Nam

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.