Một số nguyên nhân khiến gà giảm hoặc ngừng đẻ, biện pháp khắc phục - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Một số nguyên nhân khiến gà giảm hoặc ngừng đẻ, biện pháp khắc phục

    Tóm tắt

     

    Bài viết tìm hiểu và đánh giá những nguyên nhân làm gà giảm hoặc ngừng để đưa ra những biện pháp khắc phục cho phù hợp. Từ các nguyên nhân cho thấy việc thực hiện quy trình chăn nuôi tốt sẽ góp phần khắc phục hiện tượng gà giảm hoặc ngừng đẻ tốt nhất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

     

    Từ khóa:Quy trình chăn nuôi gà đẻ, gà giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, chống stress cho gà đẻ, bệnh lý ở gà đẻ.

    1. Đặt vấn đề

     

    Gà giảm đẻ hoặc ngừng đẻ là một vấn đề thường gặp trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi quy mô nhỏ tại các nông hộ. Tuy nhiên việc gà giảm hoặc ngừng đẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khiến gà giảm đẻ hoặc ngừng đẻ và biện pháp khắc phục mà các chủ trại cần quan tâm.

     

    2. Một số nguyên nhân khiến gà giảm hoặc ngừng đẻ, biện pháp khắc phục

     

    2.1. Dinh dưỡng

              

    Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành. Ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác. Vì vậy cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất trứng.

     

    – Dinh dưỡng: Nếu cung cấp thiếu và mất cân đối dinh dưỡngsẽ làm giảm sản lượng trứng.

     

    Gà không thể tổng hợp được một số axit amin thiết yếu để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất. Methionine và lysine là 2 axit amin thường thiếu trong khẩu phần ăn khi gà bắt đầu đẻ.

     

    Nếu gà bị thiếu thức ăn trong nhiều giờ sẽ làm giảm sản lượng trứng ngay (mất điện đột ngột vào ban đêm).

     

    – Lượng nước và chất lượng nước: Nước chiếm khoảng 70% tổng lượng cơ thể và chiếm gần 75% khối lượng quả trứng. Do vậy nếu gà bị thiếu nước trong nhiều giờ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng trứng và làm giảm sản lượng trứng.

     

    – Thức ăn thiếu cân đối, thiếu Ca, P: Vỏ trứng gà chứa khoảng 2g Ca. Bộ xương gà chứa khoảng 20g Ca. Như vậy mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% Ca trong cơ thể gà. Bộ xương của gà mái có dự trữ một lượng Ca nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng. Tuy nhiên lượng dự trữ này không lớn và nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không bổ sung liên tục Ca. Nếu gà không được cung cấp đầy đủ Ca trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp Ca trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng.

     

    Sự mất cân bằng của Ca và P sẽ cản trở sự hấp thu và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp.

     

    – Thừa hoặc thiếu muối trong thức ăn:

     

    Thừa muối trong thức ăn sẽ dẫn tới tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà từ đó làm giảm sản lượng trứng.

     

    Thiếu muối sẽ dẫn tới hiện tượng gà mổ cắn nhau và giảm sản lượng trứng.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    – Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho gà đẻ, đặc biệt là protein, khoáng, các axit amin thiết yếu. Bổ sungCa: đá vôi, đất, vỏ sò, vỏ ốc … (kích thước bổ sung phải phù hợp), bổ sung axit amin thiết yếu, …

     

    Trứng gà không có vỏ vôi

     

    –  Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên: Lấy mẫu nước uống cho gà – gửi mẫu phân tích và kiểm tra chất lượng nước uống.

     

    – Chú ý tới hàm lượng muối trong thức ăn cho gà đẻ: Trong bột cá, bột glutein bắp, bột thịt, bột whey và bột hướng dương chứa hàm lượng Natri cao. Khi các thành phần này được sử dụng thì lượng muối bổ sung vào thức ăn phải giảm xuống (tỷ lệ muối trong thức ăn khoảng 0,3 – 0,5%). 

     

    – Chuẩn bị thiết bị máy móc đầy đủ, dự phòng máy phát điện trong trường hợp mất điện thời gian dài.

     

    2.2. Nhiệt độ môi trường

     

    Nhiệt ổn định từ 20 – 25°Csẽ làm tăng khả năng sinh sản của đàn gà.

     

    Nhiệt độ quá cao: gà thở nhiều (tăng tần số hô hấp), uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp, suy giảm hệ thống miễn dịch nên dễ bị chết đột ngột. Gà mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    Dùng các biện pháp để ổn định nhiệt độ chuồng nuôi: sưởi ấm, chuồng trại kín gió về mùa đông lạnh; tạo thông thoáng làm mát về mùa hè để giảm tối đa tác hại do stress nhiệt gây ra cho đàn gà.

     

    2.3. Tập tính ấp trứng của gà

     

    Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà. Tuy nhiên trong trường hợp nuôi gà đẻ tại trại ta cần loại bỏ tập tínhấp trứng này. Vì những con gà mái chuyển sang trạng thái ấp trứng thì chúng sẽ không đẻ, ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. Thực tế vấn đề này thường xảy ra vào mùa xuân và với gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    Nhặt trứng hàng ngày để loại bỏ tập tính làm tổ và ấp trứng ở gà. Biện pháp này còn giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của trứng, tránh làm nhiễm khuẩn trứng. Nếu có thể nên di chuyển gà định kỳ sang các chuồng khác để phá vỡ tập tính làm tổ và ấp trứng của gà.

     

    2.4. Hiện tượng thay lông

     

    Sau một thời gian sản xuất trứng (khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ) gà có xu hướng thay lông mới. Quá trình này gà không chỉ thay lông mới mà đường sinh sản cũng được làm mới. Sau thời gian thay lông, gà sẽ sản xuất trứng tốt hơn cả về chất lượng và số lượng. Khi theo dõi quá trình này chúng tôi thấy gà thường thay lông vào mùa thu khi thời gian chiếu sáng trong ngày giảm xuống.

     

    Tuy nhiên nếu gà được nuôi công nghiệp và thời gian chiếu sáng là như nhau ở các mùa thì chúng có thể thay lông vào bất kì thời điểm nào trong năm. Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng khoảng 2 -3 tuần. Như vậy, khi gà thay lông sẽ làm giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    – Bổ sung protein trong thời gian thay lông để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng cho gà trong thời gian đẻ trứng, thay lông;

     

    – Theo dõi, loạinhững con thay lông ra khỏi đàn hoặc kiểm tra tổng đàn để xem xét bổ sung, thay thế đàn cho phù hợp, tăng hiệu quả kinh tế.

     

    2.5. Thời gian chiếu sáng trong ngày

     

    Gà rất nhạy cảm với thời gian chiếu sáng trong ngày, đặc biệt là gà đẻ trứng.

     

    Gà đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14 – 16 giờ để duy trì sản xuất trứng. Thời gian chiếu sáng giảm sẽ làm giảm thời gian thu nhận thức ăn dẫn tới giảm tỷ lệ đẻ trong đàn.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    Tăng thời gian chiếu sáng cho gà bằng ánh sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn sợi đốt). Cần chú ý tới gà nuôi thả tại các nông hộ: không nên để thời gian chiếu sáng bổ sung cao hơn thời gian chiếu sáng tự nhiên cao nhất trong ngày (ở Việt Nam là 15 tiếng).

     

    Chú ý: Kiểm tra đèn chiếu thường xuyên, lau bóng đèn để không bị mờ, thay đèn khi cần thiết đảm bảo hiệu quả chiếu sáng của đèn.

     

    2.6. Tuổi của gà

     

    Tuổi của gà ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ đẻ trứng.Thông thường gà bắt đầu sản xuất trứng từ 18 – 22 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao 90% ở 6 – 8 tuần sau đó. Sản lượng trứng sẽ giảm xuống còn khoảng 65% sau 12 tháng đẻ.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    Lập sổ theo dõi tình hình đàn gà, theo dõi tỷ lệ đẻ theo tuổi của gà để có biện pháp xử lý kịp thời.

     

    Lọc, tách riêng những cá thể gà đẻ quá già có biểu hiện giảm đẻ để có kế hoạch thay thế cho phù hợp, tránh ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

     

    2.7. Bệnh lý

     

    Khi gà bị bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng. Hiện tượng giảm đẻ hoặc ngừng đẻ ở gà có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Ví dụ: hội chứng giảm đẻ – EDS’76 do Adenovirus, viêm phế quản truyền nhiễm – IB, bệnh dịch tả, bệnh Marek, viêm gan do vi khuẩn Vibrio, tụ huyết trùng, bệnh bạch lỵ, …

     

    Trứng gà bị bệnh dịch tả

     

    Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người như cúm H5N1 cần chẩn đoán nhanh, chính xác để giảm tối đa thiệt hại kinh tế và bảo vệ sức khỏe con người.

     

    Biện pháp xử lý:

     

    – Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường;

     

    – Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi đạt 15 – 16 tuần tuổi;

     

    – Bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin để tăng sức đề kháng, chống stress môi trường, tăng khả năng hấp thu khoáng, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao;

     

    – Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng;

     

    – Đảm bảo mật độ đàn gà;

     

    – Định kỳ tẩy ký sinh trùng cho gà;

     

    – Chế độ chiếu sáng đầy đủ, hợp lý theo mùa, theo điều kiện môi trường.

     

    Trứng vỡ trong xoang bụng

     

    Tóm lại: Có rất nhiều nguyên nhân gây giảm đẻ ở gà. Trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ tình hình đàn gà. Khi có hiện tượng sản lượng và chất lượng trứng giảm đột ngột hay bất thường cần phải có những đánh giá tổng quát, xác định nguyên nhân gây ra để xử lý kịp thời. Đối với tác nhân bệnh lý hầu hết các trang trại chăn nuôi đã nắm rõ về quy trình phòng và điều trị. Tuy nhiên những nguyên nhân do quản lý, đặc biệt là stress nhiệt vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mực. Hiện nay biện pháp bổ sung các loại thuốc giải độc gan thận có nguồn gốc thảo dược và cung cấp khoáng dưới dạng dễ hấp thu được nhiều trang trại đưa vào quy trình như là một biện pháp để phòng các nguy cơ gây giảm đẻ trên gà.

     

    ThS.Vũ Thị Nguyện

    Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học

    –Trường Đại học Hải Dương

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nguyễn Duy Hoan (2014). Chăn nuôi gia cầm sinh học cơ sở khoa học và thực tiễn, Nxb Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.
    2. Nguyễn Hữu Nam (2014). Bệnh lý thú y I. Nxb Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Bùi Quang Tuấn, Trần Quốc Việt, Đặng Thúy Nhung, Nguyễn Thị Huyền (2012). Thức ăn chăn nuôi. Nxb Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.
    4. Phạm Sỹ Lăng, Hoàng Văn Nam (2012). Bệnh truyền lây từ động vật sang người.Nxb Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.
    5. Stress nhiệt – Sát thủ ẩn mình trong chăn nuôi gia cầm, thủy cầm.

    http://inno-tech.com.vn/blog-chan-nuoi-670953537/stress-nhiet-sat-thu-an-minh-trong-chan-nuoi-gia-cam-thuy-cam

     

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.