Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch gà Hồ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch gà Hồ

    Gà Hồ có nguồn gốc từ làng Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là một trong những giống gà đặc biệt quý hiếm của nước ta và được mệnh danh là “Gà tiến vua”.

     

    Cùng với đặc điểm chung của các giống vật nuôi nội địa, gà Hồ có một số đặc tính quý như thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, ít bệnh tật, trọng lượng trưởng thành cao và chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, số lượng gà Hồ khá hạn chế, thậm chí có những năm rơi vào tình trạng nguy hiểm cần bảo tồn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề trên là do thời gian thành thục về tính của gà Hồ dài và khả năng sinh sản, ấp nở thấp.

     

    Theo số liệu của NCS Nguyễn Văn Duy tỷ lệ (2013) số trứng/mái/năm thấp (50,4 quả), đặc biệt, tỷ lệ trứng có phôi thấp (73,8%). Một trong những biện pháp tốt nhất nhằm cải thiện tỷ lệ thụ tinh là sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của gà Hồ chân to, lông đuôi ngắn, trọng lượng cơ thể cao nên đạp mái kém, tỉ lệ trứng có phôi từ phối giống tự nhiên thấp. Nhóm nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi đã có đề tài về chất lượng tinh dịch gà Hồ và một số yếu tố ảnh hưởng để nâng cao hiệu quả thụ tinh nhân tạo.

     

    Vật liệu nghiên cứu là 3 con trống gà Hồ 9-10 tháng tuổi, khỏe mạnh, ngực rộng, mắt sáng, chân đùi to được nuôi tại trại gà, Khoa Chăn nuôi, chất lượng tinh được đánh giá tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống gia súc.

     

    Gà trống được nuôi nhốt riêng trên nền rải trấu, ngày ăn 2 lần, thức ăn là cám phối trộn hỗn hợp với ngô, cám gạo, rau chuối… theo tỉ lệ thích hợp. Các chế độ vệ sinh và vacxin được kiểm soát định kỳ.

     

    Huấn luyện lấy tinh vào các buổi chiều từ 14-16 giờ, cách ly với gà mái ít nhất 3 ngày trước khi khai thác tinh dùng cho thụ tinh nhân tạo. Trước khi lấy tinh khoảng 3 tiếng cần dừng cho ăn uống để đảm bảo tinh không bị nhiễm phân, cắt lông vũ và vệ sinh vùng hậu môn, chuẩn bị sẵn ống eppendofit để hứng tinh bởi thời gian matxa để gà trống có phản xạ xuất tinh tương đối ngắn.

     

    Trung bình mỗi lần khai thác, thể tích tinh gà Hồ thu được 0,63ml (dao động từ 0,2- 1,2ml) tương đương với một số kết quả nghiên cứu khác. Nồng độ tinh trùng của gà Hồ thu được 950,6 triệu tinh trùng/ml, hoạt lực tinh là 57,5% tương đương với kết quả trên gà Ri. Độ PH của tinh dịch gà Hồ là 7,2, màu sắc tinh dịch thu được trung bình 2,3, như vậy màu này ở mức giữa trắng đục và trắng sữa. Nhìn chung kết quả màu sức tinh dịch gà Hồ tốt, kết quả trung bình về mức hoạt động của tinh trùng là mạnh tạo sóng tinh trùng chậm và vừa.

     

    Nghiên cứu cũng cho thấy, chất lượng tinh dịch gà Hồ nếu được khai thác theo chế độ cách nhật sẽ cao hơn chế độ khai thác hàng ngày, cần huấn luyện lấy tinh ít nhất là 10 ngày. Hoạt lực tăng từ 53,67% (khai thác liên tục) lên 65,17% (khai thác cách nhật), ngoại trừ chỉ tiêu thể tích tinh dịch.

     

    Nếu tinh dịch sau khi khai thác xong được để trong môi trường bảo quản lạnh 4 – 10ºC hoạt lực tinh trùng sẽ cao hơn (P<0,05), và đặc biệt sẽ lâu chết hơn nếu để ở môi trường nhiệt độ thường. Kết quả so sánh hoạt lực tinh trùng giữa pha loãng và không pha loãng chưa thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả khi được pha loãng thì có xu hướng cao hơn nếu để tinh nguyên.

     

    Nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vấn đề thụ tinh nhân tạo ở gà Hồ, nâng cao chất lượng tinh dịch để cho ra những con giống khỏe mạnh, năng suất cao, thuận lợi hơn trong quá trình chăn nuôi.

     

    Diệu Linh

    Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.