Nghiên cứu này nhằm ước tính mức độ và khuynh hướng di truyền một số tính trạng sinh trưởng và năng suất trứng của 2 dòng gà Lạc Thủy (LT1 và LT2) sau 3 thế hệ chọn lọc tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi. Kết quả phân tích di truyền trên dữ liệu của 5.525 cá thể ở dòng LT1 và 2.025 cá thể ở dòng LT2 cho thấy khối lượng 8 tuần và 20 tuần tuổi ở dòng gà LT1, và năng suất trứng 38 tuần tuổi ở dòng gà LT2 đều có khả năng di truyền ở mức trung bình (tương ứng 0,348; 0,235 và 0,299). Về khuynh hướng di truyền, cả ba tính trạng này đều cho thấy cải thiện rất tích cực qua ba thế hệ, với mức tăng bình quân là 23,3g; 57,2g và 1,0 quả trứng/thế hệ tương ứng với ba tính trạng chọn lọc.
Gà trống Lạc Thủy (Ảnh: Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn giống vật nuôi)
Việc chọn tạo dòng trống LT1 và dòng mái LT2 tách biệt theo định hướng sản xuất khác nhau bước đầu đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền ở hai dòng gà LT1 và LT2, cần tiếp tục ước tính giá trị giống của các tính trạng mục tiêu phục vụ công tác chọn lọc trong các thế hệ tiếp theo.
Từ khóa: Hệ số di truyền, khuynh hướng di truyền, dòng gà LT1, LT2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giống gà bản địa là một trong các đối tượng vật nuôi quan trọng trong chiến lược phát triển chăn nuôi ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, cũng như trong giai đoạn 2021-2030. Ngoài định hướng phát triển các dòng vật nuôi đặc sản với chất lượng thịt thơm ngon, các giống gà bản địa ngày càng được quan tâm do khả năng thích nghi với các điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, chịu được kham khổ với chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và có sức kháng bệnh tốt hơn so với các giống gà thương mại (Tadelle và ctv, 2000).
Mặt khác, đây còn là một trong các nhiệm vụ bảo tồn tính đa dạng sinh học về nguồn gen vật nuôi và sử dụng để lai tạo với các giống gà công nghiệp cao sản nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia cầm (Fassill, 2010). Hơn thế nữa, với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm chăn nuôi “hữu cơ” chất lượng cao của người tiêu dùng, các giống gà bản địa nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm vì chúng là thànhphần quan trọng của hệ thống sản xuất tạo ra các
sản phẩm này.
Cặp gà Lạc Thủy (Ảnh: Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về đa dạngsinh học đã chỉ ra tiềm năng di truyền cao đối với các tính trạng năng suất ở các giống gà bản địa (Muchadeyi và ctv, 2007, Mwacharo và ctv,2007, Halima và ctv, 2009). Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu chọn lọc giống gà Tàu vàng ở các tỉnh Phía Nam (Trần Văn Tịnh và ctv, 2012; Nguyen Huu Tinh, 2016). Tuy nhiên, đối với các tính trạng kinh tế quan trọng của gà bản địa như sinh trưởng và đặc biệt là năng suất trứng còn rất thấp do bản năng ấp bóng chưa loại bỏ được. Ở Việt Nam, giống gà bản địa Lạc Thủy (Hòa Bình) cũng có những hạn chế tương tự. Do vậy, việc chọn lọc, tạo dòng và đánh giá khả năng di truyền, khuynh hướng di truyền của các tính trạng năng suất đối với các giống gà bản địa Việt Nam nói chung và Lạc Thủy nói riêng là rất quan trọng cho bước tiếp theo trong chương trình cải tiến di truyền lâu dài. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu nhằm ước tính mức độ di truyền và khuynh hướng di truyền một số tính trạng sinh trưởng và năng suất trứng của của dòng gà Lạc Thủy (LT1 và LT2) sau ba thế hệ thu thập nguồn gen, chọn lọc và tạo dòng tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi.
KẾT LUẬN
Khả năng di truyền của tính trạng KL8tt và KL20tt ở dòng gà LT1, cũng như NST38tt ở dònggà LT2 đều ở mức trung bình, tương ứng 0,348; 0,235 và 0,299. Mối tương quan di truyền giữa KL8tt và KL20tt ở dòng gà LT1 rất chặt chẽ nên chọn lọc nâng cao KL có thể thực hiện sớm, lúc 8 tuần tuổi. Cả ba tính trạng này đều cho thấy khuynh hướng di truyền rất tích cực qua 3 TH chọn lọc, với mức tăng bình quân là 23,3g; 57,2g và 1,0 quả trứng/TH. Việc chọn tạo dòng trống LT1 và dòng mái LT2 tách biệt theo định hướng sản xuất khác nhau bước đầu đạt được theo mục tiêu nghiên cứu. Để đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền hai dòng gà LT1 và LT2, cần ước tính GTG của các tính trạng mục tiêu phục vụ công tác chọn lọc trong các TH tiếp theo.
Tác giả: Nguyễn Thị Mười1*, Phạm Công Thiếu1, Nguyễn Huy Đạt2 và Phạm Thị Thanh Bình1
1 Viện Chăn nuôi
2 Hội Chăn nuôi Việt Nam
* Tác giả liên hệ: ThS. Nguyễn Thị Mười, GĐTT Thực nghiệm
và Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi; Điện thoại: 0989019578;
Email: nthithuycn@ctu.edu.vn
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi Việt Nam
Để xem toàn bộ bài báo, kính mời quý độc giả đọc tại: http://hoichannuoi.vn/tap-chi-khkt-chan-nuoi-so-thang-102020.html
- gà lạc thủy li> ul>
- Bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae – Mối nguy cho đàn heo thịt
- Các kiểu gen của Cirovirus và tác nhân đồng nhiễm gây bệnh đường hô hấp (PRDC) trên heo ở các tỉnh miền Nam Việt Nam
- Vì sao sự cộng tác đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh vật của gia cầm
- Ảnh hưởng tế bào cumulus với sự thành thục nhân của tế bào trứng heo
- Các mẹo điều chỉnh công thức thức ăn vỗ béo cho mùa hè 2021
- Tính đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang
- Vì sao người chăn nuôi gà thích sử dụng thức ăn ép viên hơn thức ăn bột
- Xác định các chỉ tiêu hóa sinh và vi sinh của nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho lợn
- Thách thức và định hướng nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam
- 3 lợi ích của chất xơ không tan với heo cai sữa
Tin mới nhất
CN,07/03/2021
- Công ty CP Thiên Thuận Tường: Đơn vị chăn nuôi lợn hiện đại nhất tỉnh Quảng Ninh
- C.P. Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Phát triển tiềm năng nhà cung ứng năm 2021”
- Nova Group tham gia vào ngành thực phẩm
- Tiêu hủy 4.979 con gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N6
- Bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae – Mối nguy cho đàn heo thịt
- Hướng đi mới cho nghề nuôi chim cút
- WHO cảnh báo Việt Nam cần cảnh giác cao với cúm gia cầm H5N8
- Đồng Tháp: Giá trị ngành chăn nuôi vịt đạt trên 1.000 tỷ đồng
- Hợp tác nuôi heo rừng – Mô hình kinh tế mới vùng biên
- Alltech và DLG công bố liên doanh, tập trung vào dinh dưỡng vật nuôi tại Bắc Âu
- Hoài: Em cần tư vấn thêm giống gà Lượng Huệ.
- Nguyễn Hữu Nghĩa: Gà ăn yếu, xù lông, đi không được, ỉa phân lỏng màu xanh, trắng. Rất nhẹ cân.
- Lê Văn Trường: Mình rất quan tâm đến vấn đề chăn nuôi, công ty có thể tư vấn giúp mình được khô
- Lài Phong: Em muốn mua con giống, làm sao để liên hệ?
- Bùi Anh Dũng: Báo giá bã đậu nành khô giúp mình nhé.?
- Lường Thị Khoa: Tôi muốn kinh doanh con giống gia cầm thì nguồn hàng cung cấp có đảm bảo ko?
- Lê Văn Trường: Tôi đang muốn chăn nuôi gà mà chưa biết bắt đầu từ đâu như thế nào?
- Bảo Khang: Bò nhà em gần đẻ,bầu vú căng nhưng sau mấy ngày nay bầu vú teo trở lại và không
- Nguyễn Văn Hùng: Tôi muốn mua cám viên Cánh buồm đỏ xin hỏi ở Nghệ An thì mua đị chỉ nào?
- Lương song toàn: Bài viết Chung chung khó áp dụng quá
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Tập đoàn Bayer bán đơn vị kinh doanh thuốc thú y Animal Health
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu
- Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng từng ngày
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
- Dịch tả lợn Châu Phi: Không nên tẩy chay thịt lợn