Nghe chuyên gia Mỹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gia cầm thành công - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nghe chuyên gia Mỹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gia cầm thành công

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hàng ngày, Tyson Loewen thức dậy lúc 5 giờ sáng và đi tới đến 4 trại gà của mình ở thành phố Guntersville thuộc tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ.

     

    Trong 5 giờ tiếp theo, ông nghiên cứu đàn 180,000 con của mình. Ông tìm các triệu chứng bệnh, đánh giá chất lượng không khí và rác thải, kiểm tra nguồn cấp nước và thu thập những con gà chết.

     

    Ông quay lại chuồng gà cả ngày để theo dõi một cách cẩn thận môi trường sống của những con gia cầm, loại bỏ cỏ dại và tìm kiếm những loài gặm nhấm để phòng trừ khi cần thiết. Khi ông không ở lại một trong bốn trại gà, ông cũng đảm nhận những công việc vệ sinh chuồng trại. Một ngày của ông thường kết thúc vào khoảng 9 giờ tối – 16 tiếng sau khi chuông báo thức đầu tiêng reo lên – khi ông làm kiểm tra lần cuối cho những trại gà. Ông làm theo như vậy trong vòng 45 ngày và dành 20 ngày để chuẩn bị chuồng trại cho đàn gà tiếp theo. Ông sở hữu 6 đàn gia cầm vào mỗi năm.

     

    Loewen, một người nuôi thầu cho một công ty gia cầm lớn, đã làm công việc của mình trong khoảng gần 2 năm. Cho đến nay, ông nói, nuôi thầu rất có ích đối với ông. Tỷ lệ tử vong mà ông có dao động ở mức khoảng 6% và ông đang cố gắng giảm xuống còn 4% và mỗi đàn của ông cũng mang lại khoảng 1 triệu pound thịt.

     

    Bí quyết tạo nên thành công

     

    Một số bác sĩ thú y và chuyên gia tư vấn chia sẻ rằng, cách bắt đầu nuôi gà của Loewen mang theo những tiêu chuẩn để trở thành một nhà nuôi thầu gà thành công. Để trở thành một nhà sản xuất gia cầm theo hợp đồng đòi hỏi nhiều khó khăn, làm việc 7 ngày/tuần và yêu cầu một khoản đầu tư tài chính nhất định từ người nông dân (trong rất nhiều trường hợp là phải vay hơn 1 triệu USD). Khi đã làm tốt, nhà nuôi thầu có thể được khen thưởng.

     

    Tom Tabler, một Tiến sĩ và là Giáo sư về gia cầm tại Đại học Mississippi cho biết, những người đứng đầu danh sách nhận ra rằng, đó là công việc đòi hỏi bạn phải làm 24/7 và phải có khả năng cam kết để thành công. “Tôi ở trong chuồng gà từ 5 giờ sáng cho đến 10:30 vào buổi tối. Nếu như bạn kiểm tra đàn gà của mình vào 5 giờ tối và không quay trở lại cho tới tận 8 hay 9 giờ sáng hôm sau, bạn sẽ không thể thực sự thành công. Đó là những điều mà người thành công cần phải hiểu rõ. Những con gà sẽ không quan tâm dù cho đó là Giáng sinh hay Lễ tạ ơn, ngày kỉ niệm của bạn hay là cuối tuần. Chúng cần được chăm sóc mỗi ngày và bạn cần phải bảo đảm điều đó. Một số người không thể theo được lối sống tất bật đó. Bởi vậy nên việc nuôi thầu không phải dành cho tất cả mọi người”.

    Nghe chuyên gia Mỹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gia cầm thành công

    Người nuôi gia cầm thành công là những người làm việc chăm chỉ, có định hướng rõ ràng và phải đóng vai trò là “người gác cổng” trong an toàn sinh học

     

    Trên tất cả, người nuôi thầu gia cầm thành công là những người làm việc chăm chỉ, có định hướng rõ ràng và phải đóng vai trò là “người gác cổng” trong an toàn sinh học, theo như một số chuyên gia và người trong ngành cho biết.

     

    Dưới đây là những điều họ nhìn vào khi đánh giá người nuôi thầu gia cầm:

     

    1. Chú ý đến chi tiết

     

    Những người nuôi giỏi có kỹ năng quan sát nhạy bén và hiểu thấu đáo loài gia cầm của họ, theo David French, DVM, bác sĩ thú y tại Sanderson Farms, nhà sản xuất gia cầm lớn thứ ba Hoa Kỳ nói.

     

    Họ hiểu chuồng trại của mình và biết rằng chuồng nào sẽ khiến họ gặp nhiều rắc rối hơn, anh nói. Họ hiểu biết các thiết bị và các gia cầm được nuôi, xem xét chúng mà không chỉ nhìn qua những gì thể hiện trên máy tính.

     

    Người nông dân theo dõi các dấu hiệu cho thấy những điều không hay xảy ra. Thêm vào đó, họ còn dành một khoảng thời gian đáng kể trong chuồng gà để cố gắng tìm hiểu chúng, từ tâm trạng, sức khỏe đến các yếu tố có thể khiến chúng stress và ảnh hưởng đến sức khỏe.

     

    “Một chiếc xô 5 gallon (khoảng 3,78 lít) sẽ là người bạn tốt nhất mà bạn có”, Tabler nói. “Bạn cần phải dùng chiếc xô đó và ngồi ở đây học cách mà những con gà hoạt động qua từng thời kì khác nhau. Gà sẽ phản ứng ra sao khi quá nóng, quá lạnh hay cảm thấy có gì đó mà chúng không thích, hay hết thức ăn/nước uống? Gà sẽ biểu hiện ra sao khi mọi thứ đều ổn và ở mức độ vừa phải? Nếu như bạn quan sát chúng đủ lâu, bạn sẽ thấy được chúng có đang hạnh phúc hay không. Những con gia cầm ấy sẽ cho bạn biết nếu như có gì đó không đúng, bạn chỉ cần đủ hiểu chúng mà thôi”.

     

    2. Mong muốn học hỏi

     

    Những người nuôi thành công là những người ham học hỏi. Họ đọc và nghiên cứu một cách rộng rãi, tham dự các hội thảo, French nói. Ông chia sẻ rằng Sanderson Farms thường có một cuộc gặp gỡ những người chăn nuôi mỗi năm một lần, nơi công ty đem đến cho họ cập nhật về các xu hướng mới và đưa đến thông tin về các mối đe dọa lớn nhất đến thu nhập và thành công của họ.

     

    “Khi tôi thấy những người này (tại buổi gặp gỡ), tôi có thể thấy rằng họ tận tâm và mong muốn được làm tốt hơn”, ông nói. “Những nhà chăn nuôi giỏi đứng trên vai tôi và mong muốn được biết mọi thứ”, French nói trong chuyến đi thăm trang trại của mình. “ Họ nắm bắt mọi cơ hội để học hỏi và giải thích mọi điều”.

     

    John Smith, DVM, Alectryon LLC, nhà tư vấn gia cầm có trụ sở tại Baldwin, Georgia và là một bác sĩ thú y đã nghỉ hưu từ Fieldale Farm ở Georgia cho biết “Những nhà chăn nuôi tài ba luôn theo kịp công nghệ mới, đọc các tài liệu giáo dục từ công ty của họ, các dịch vụ khuyến nông và ấn phẩm nông nghiệp”.

     

    3. Nghiêm túc trong an toàn sinh học

     

    Như mọi nhà chăn nuôi cần biết, chỉ một lỗ hổng nhỏ trong an toàn sinh học cũng có thể tạo ra sự khác biệt giữa một đàn khỏe mạnh và một đàn thảm họa – đó cũng là lý do tại sao những người nuôi thành công thực thi nghiêm ngặt các giao thức an toàn sinh học, bao gồm giám sát cẩn thận những người đến với trang trại, nhất là những người đến gần hoặc vào chuồng gà.

    Nghe chuyên gia Mỹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gia cầm thành công

    Chỉ một lỗ hổng nhỏ trong an toàn sinh học cũng có thể tạo ra sự khác biệt giữa một đàn khỏe mạnh và một đàn thảm họa

     

    Suzanne Dougherty, DVM, một nhà tư vấn gia cầm tự do ở Athens, Alabama và cũng là Phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội Bệnh học gia cầm Hoa Kỳ chia sẻ: “Tôi thích việc khi tôi mở một cánh cửa trang trại ra thì người nông dân ở ngay phía đằng sau tôi”. Nếu không có những giao thức này, việc lan truyền bệnh dịch như cúm gia cầm có thể cực kì dễ dàng, bà nói. Smithh thêm vào: “Chỉ một lỗi nhỏ là đã có con đường cho dịch bệnh tràn vào”. Phil Stayer, DVM, bác sĩ thú y trưởng tại Sanderson Farm nói rằng công ty của ông yêu cầu người chăn nuôi phải có chậu ngâm chân khô ở mỗi cửa.

     

    Phil Stayer thảo luận về bệnh viêm da hoại thư (gangrenous dermatitis) ở gà cho biết, “Với độ ẩm cao ở miền Nam, chúng tôi yêu cầu họ phải thay đổi chậu rửa chân ít nhất một lần mỗi tháng”, ông nói, “Một người chăn nuôi tốt sẽ đổi chúng ít nhất 2 lần mỗi tháng”.

     

    4. Nguồn nước sạch

     

    Nguồn nước sạch là một việc vô cùng quan trọng cho sức khỏe gia cầm. Những loài gia cầm nói chung uống nước nhiều gấp 2 lần những gì chúng ăn vào, Don Ritter, DVM, bác sĩ thú y ở Mountaire Farms ở Salisbury, Marryland nói. Điều quan trọng không kém đó là những thành phần có trong nước. Nước cần được theo dõi thường xuyên về khoáng chất và độ PA, Dougherty nói thêm rằng độ PH trong nước có thể tác động đến sứcn khỏe đường ruột của gia cầm.

     

    5. Đảm bảo chất lượng không khí

     

    Độ ẩm và nồng độ amoniac cao là hai trong số những trở ngại lớn nhất đối với chất lượng không khí trong chuồng gà. Nồng độ amoniac cao làm cho gia cầm dễ mắc bệnh, bao gồm các vấn đề về hô hấp và tổn thương mắt.

     

    Một đêm với bầu không khí toàn amoniac hoặc không khí ô nhiễm có thể đem tới bất kì loại bệnh nào cho những con gà con, Smith nói.

     

    Tabler nói rằng những người chăn nuôi kì cựu thường trở nên mẫn cảm với mùi amoniac trong chuồng và mức độ cũng cao hơn họ tưởng. Có những máy cảm biến amoniac cầm tay với giá từ 400-500 USD/chiếc có thể sẽ giúp ích cho nhiều nhà chăn nuôi, ông nói.

     

    Giảm nồng độ ammoniac và độ ẩm là một quá trình dài. Loewen nói rằng, ông đã phát hiện ra rằng điều tốt nhất ông có thể đem đến cho đàn gà là nhiều không khí dễ thở hơn.

     

    6. Quản lý chất thải tốt

     

    Những nhà chăn nuôi thành công rất giỏi trong việc quản lý rác thải và giảm sự ẩm ướt trong chuồng trại. Những rác thải ướt cực kì không tốt cho gia cầm và sẽ sản sinh ra nhiều amoniac hơn, Tabler nói. Mọi loại vi sinh vật đều thích ẩm. Chuồng trại càng ẩm ướt thì càng dễ có nhiều sinh vật gây bệnh.

     

    7. Giảm thiểu stress tối đa

     

    Một trăm năm trước, công việc của gà mẹ là giữ ấm cho gà con và cho chúng biết thức ăn ở đâu. Trong kinh doanh thương mại gia cầm ngày nay, người chăn nuôi đã đảm nhận vai trò của gà mẹ đó, Smith nói. Người chăn nuôi đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của gia cầm và làm cho chúng thoải mái. Điều này có tác động đáng kể đến mức độ stress của chúng và cuối cùng là khả năng chống lại bệnh tật, ông nói thêm.

     

    8. Năng lực nuôi gia cầm “không kháng sinh”

     

    Trước đây, việc sử dụng kháng sinh có ích trong việc sửa chữa những sai lầm một phần từ người chăn nuôi. Với việc người bán lẻ đặt nhiều sức ép lên những nhà sản xuất gia cầm phải giảm thiểu hoặc loại hẳn một số kháng sinh nhất định, và với việc FDA kiểm soát những loại chất được coi là quan trọng đối với sức khỏe con người, những sai sót tiềm tàng đã hiện lên đáng kể, Tabler nói.

     

    Bằng cách đưa kháng sinh ra khỏi thức ăn và các trang trại giống, rất nhiều nhà chăn nuôi gà (và các công ty gia cầm) sẽ phải học lại cách nuôi gà từ đầu. Họ phải tăng cường quản lý mà không cần dùng đến kháng sinh. Mọi thứ cần được thực hiện một cách tốt hơn ở mức độ hiệu suất cao hơn.

     

    9. Có kỹ năng về máy móc

     

    Kỹ năng cơ khí giỏi giang không phải yêu cầu cho việc trở thành nhà nuôi thầu, nhưng nếu như bạn biết cách điều chỉnh hoặc sửa chữa đèn điện, ống nước hoặc cửa thông gió mà không cần thuê sự trợ giúp ở bên ngoài, bạn hoàn toàn có thể đi một chặng đường dài.

     

    “Nếu máng ăn của bạn xuống cấp và bạn biết cách gắn lại hoặc tự thay thế động cơ của máng ăn đó, điều ấy có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền và tiết kiệm thời gian làm mất hiệu suất”. Tabler nói.

     

    Sản xuất gia cầm tích hợp cho phép những chủ trang trại nhỏ có thể tiếp tục ở lại trên mảnh đất quê hương và nuôi sống gia đình họ, đặc biệt là những vùng ít lý tưởng cho việc chăn nuôi”.

    Nghe chuyên gia Mỹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi gia cầm thành công

    Gà thịt ở Mỹ được nuôi ở các trang trại gia đình cùng với hợp đồng với các nhà sản xuất lớn

     

    Hầu như tất cả gà thịt được sản xuất tại Mỹ đều được nuôi tại các trang trại gia đình cùng hợp đồng với các nhà tích hợp lớn. Mô hình này giúp gà nuôi ở Mỹ là một trong những sản phẩm lành mạnh nhất với chi phí sản xuất thấp nhất so với phần còn lại của thế giới”.

    Đào Thanh

    Nguồn dịch: http://www.thepoultrysite.com/articles/3863/what-does-it-take-tobe- a-successful-poultry-grower-expertsshare- their-views/

     

    Những người nuôi thành công là những người ham học hỏi. Họ luôn theo kịp công nghệ mới, đọc các tài liệu giáo dục từ công ty của họ, các dịch vụ khuyến nông và ấn phẩm nông nghiệp, cùng với đó tham dự nhiều hội thảo.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.