Người sở hữu trang trại chăn nuôi thông minh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Người sở hữu trang trại chăn nuôi thông minh

    Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chăn nuôi, trang trại lợn của anh Cường được mệnh danh là “trang trại chăn nuôi thông minh”.

    Người sở hữu trang trại chăn nuôi thông minhAnh Cường nắm chắc tình hình trang trại nhờ hệ thống camera giám sát

     

    Sau hơn 20 năm khởi nghiệp, chỉ từ 18 m2 chuồng trại, đến nay anh Bùi Mạnh Cường ở thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên (Cẩm Giàng) đã có trang trại nuôi lợn rộng 5,1 ha, doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chăn nuôi, trang trại lợn của anh được mệnh danh là “trang trại chăn nuôi thông minh”.

     

    Khởi nghiệp từ 18 m2

     

    Anh Bùi Mạnh Cường (sinh năm1973) hiện là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Bùi Ngọc Minh. Với dáng người nhỏ nhắn, cách nói chuyện gần gũi, dân dã, ít ai nghĩ anh lại là ông chủ đang sở hữu trại lợn lớn đến vậy, mỗi năm xuất ra thị trường hàng chục nghìn tấn lợn thịt. Mặc dù là giám đốc nhưng anh luôn sẵn sàng xắn tay vào chuồng thăm khám cho đàn lợn bất cứ lúc nào nếu cần.

     

    Năm 1993, anh Cường tốt nghiệp trường Trung cấp Nông nghiệp kỹ thuật Trung ương (bây giờ là Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang) chuyên ngành chăn nuôi thú y. Với suy nghĩ “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, anh quyết định về quê chăn nuôi lợn. Những ngày đầu lập nghiệp, do thiếu vốn, thiếu đất chăn nuôi nên anh chỉ có thể xây chuồng lợn rộng 18 m2 cạnh khu đất ở của gia đình và nuôi 20 con lợn thịt. Để có thêm thu nhập, anh kết hợp đi tiêm, chữa giúp lợn cho bà con trong làng, ngoài xã. Loay hoay mọi cách, thử nghiệm hết con giống này đến vật nuôi khác nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, anh Cường phải mở thêm đại lý bán cám. Năm 2004, anh Cường quyết định nhập 40 con lợn nái siêu nạc ngoại về nuôi. Thấy giống lợn này đem lại lợi nhuận kinh tế cao, anh tập trung nuôi lợn siêu nạc. Đến năm 2007, anh đã phát triển đàn lên 150 con. Lợi nhuận thu được từ chăn nuôi, anh tiếp tục đầu tư quay vòng, mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2009 anh sang xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) mua 2,5 ha đất ở khu quy hoạch vùng chăn nuôi. Rồi sau đó anh mua thêm 2,2 ha đất, mỗi năm xây dựng thêm 1-2 dãy chuồng. Đến nay, 2 trang trại của anh có quy mô lên tới 5,1 ha. Trong đó, trang trại tại Bắc Ninh rộng 4,7 ha, với 1.200 con nái ngoại, 8.000lợn thương phẩm và hàng nghìn lợn giống. Trang trại ở xã Ngọc Liên rộng 0,6 ha với 300 con nái.

     

    Quản lý lợn bằng công nghệ

    Người sở hữu trang trại chăn nuôi thông minhKhâu cho lợn nái ăn hoàn toàn tự động

     

    Anh Cường kể năm 2013, khi công ty cám De Hues đối tác của anh có nhã ý tặng một chuyến du lịch Hà Lan, thay vì chọn điểm đến là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, anh ngỏ ý muốn tới thăm một trang trại bên đó. Việc này ngốn của anh một khoản kha khá vì công ty đối tác không tài trợ thêm. Anh Cường còn phải thuê thêm người phiên dịch. “Tới đó, tôi xin phép chủ trang trại mang theo 1 chiếc thẻ nhớ và nhờ người chụp lại những bức hình cần thiết khi vào tham quan trang trại. Quá tâm đắc với công nghệ của họ, tôi ngỏ ý muốn mua các thiết bị này nhưng không được. Trong khi đó, ở nước ta lại chưa có nơi nào cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ. Vì vậy, phải mất gần 2 năm, thông qua một văn phòng đại diện tại Việt Nam, tôi mới mua được thiết bị và công nghệ này”.

     

    Nghe anh giảng giải nhưng vẫn chưa hiểu hết và hình dung ra sự “hoành tráng” của trang trại nên tôi xin phép anh cho “mục sở thị”. Được anh Cường đồng ý, tôi nhanh chóng khoác áo blu, đeo ủng và phải đi qua nhà sát trùng rồi mới tiếp tục vào các khu chuồng nuôi. Anh Cường vừa dẫn đường, vừa niềm nở: “Em không phải dân chăn nuôi nên khâu sát trùng trước khi vào trại anh không quá khắt khe. Nếu cùng cánh chăn nuôi thì trước khi vào trại phải mất rất nhiều thời gian để sát trùng chứ không đơn giản thế này đâu”.

     

    Trang trại của anh Cường được chia làm nhiều khu như hậu bị, chuồng đực, chuồng an thai, chuồng đẻ… Mỗi khu lại chia làm nhiều chuồng, được đánh số theo thứ tự. Tại đây, anh Cường bố trí hơn 30 chiếc camera đặt ở 12 dãy chuồng. Chỉ vài thao tác di chuyển chuột, anh Cường đã nắm bắt được tình hình sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.

     

    Dẫn tôi vào khu chuồng an thai là nơi số lợn nái được nuôi tập trung, tạo sự thoải mái, vận động tự do để lợn dễ sinh hơn. Tại đây, toàn bộ việc cho lợn ăn đều hoàn toàn tự động. Thức ăn được bơm vào 4 xi-lô chứa (mỗi xi-lô chứa 5 tấn cám) bằng hệ thống vít đẩy. Sau đó qua các đường ống dẫn vào các máng thức ăn. Mỗi con lợn nái đều được gắn chíp kết nối dữ liệu với phần mềm quản lý thức ăn và phần mềm quản lý năng suất. Mỗi con lợn được cài đặt khẩu phần ăn hằng ngày là 2,7 kg cám. Khi lợn đói, chúng sẽ di chuyển tới các trạm ăn. Tại đây, hệ thống quét dữ liệu từ chíp sẽ cho phép lợn ăn hay không. Thức ăn tự động rơi xuống máng theo tỷ lệ 1/4 cám và 40 cc nước trộn lẫn vào nhau thành dạng lỏng. Nếu trong 1 lần di chuyển vào trạm ăn, lợn chưa ăn hết khẩu phần thì nó có thể ăn trong những lần tiếp theo. Anh Cường chỉ tay về phía con lợn đứng chờ cám trong trạm mà cám không rơi xuống máng, rồi giải thích: “Con lợn đó đã ăn hết khẩu phần trong ngày, vì thế nó sẽ không được ăn nữa”. Tôi thấy con lợn đó đứng một lúc lâu mà không thấy cám rơi nên ngoan ngoãn đi ra. Rồi lợn đứng dàn hàng đợi tới lượt được vào trạm ăn. Những con ăn xong, theo lối hành lang chui ra ngoài. Điều này khác hoàn toàn với những gì tôi vẫn thấy ở nhiều trại lợn khác.

     

    Anh Cường so sánh, việc ứng dụng công nghệ trong khâu cho ăn có nhiều ưu điểm. Việc bơm cám trực tiếp vào xi-lô chứa sẽ giữ cám được tươi so với trữ trong nhà kho, lại không bị chuột ăn hay nấm mốc ảnh hưởng tới chất lượng cám. Thức ăn ở dạng lỏng nên lợn dễ ăn hơn và không bị đau bao tử. Quy trình này sẽ giảm lượng thức ăn rơi vãi từ 10-15% và giảm nhân công. Cả trang trại rộng lớn với 1.200 lợn nái với hàng nghìn lợn thịt, lợn giống của anh Cường chỉ có 13 công nhân làm việc.

    Chuồng an thai nuôi tập trung

     

    Nhờ hệ thống chíp gắn ở tai lợn, anh Cường có thể biết chính xác trọng lượng, thể trạng của từng con lợn nái và truy xuất đàn lợn con bằng phần mềm quản lý năng suất. Phần mềm sẽ tính toán ngày phối giống đưa ra kết quả dự đoán ngày đẻ, ngày trở dạ, ngày cần tăng khẩu phần ăn… Hệ thống sẽ phát hiện ra những con nái bất thường như không nên giống, sảy thai… Những con như vậy sẽ được di chuyển tới khu xử lý, kịp thời can thiệp để hạn chế rủi ro. Nhờ kiểm soát thể trạng của lợn nái nên năng suất sinh sản của chúng đạt 25 lợn con/lợn nái/năm, cao hơn so với mặt bằng chung từ 2-3 lợn con/lợn nái/năm.

     

    Anh Cường cho biết trung bình mỗi con lợn nái được đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Nếu có thêm công nghệ hiện đại, mỗi con nái sẽ tốn thêm 7 triệu đồng. “Máy móc ở bên đó vận hành trơn tru nhưng về bên mình thỉnh thoảng vẫn gặp trục trặc do đặc điểm khí hậu và điện áp không ổn định. Thiết bị được lắp đặt đồng bộ tại các chuồng, trạm ăn nên khi xảy ra sự cố ở một nơi sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống”, anh Cường nói. Vì vậy, anh phải chuẩn bị sẵn một bộ thiết bị dự phòng trị giá 3.000 euro.

     

    Hướng tới trang trại hoàn toàn tự động

     

    Hiện nay, chất thải từ trang trại của anh Cường được đưa vào 2 hầm biogas, mỗi hầm có thể tích 12.000m3. Anh dự định thời gian tới sẽ làm máy ép phân. Ngoài lợi ích kinh tế, sử dụng máy ép phân còn giải quyết được vấn đề môi trường, vốn là bài toán nhức nhối trong chăn nuôi lợn.

     

    Trang trại ở đây đang liên kết với những điểm bán thịt lợn sạch trong nước để bảo đảm đầu ra ổn định. Nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lợn nái nên dù thị trường thịt lợn gặp nhiều “sóng gió”, trang trại của anh vẫn đứng vững. Anh Cường ấp ủ tham vọng xuất khẩu thịt lợn sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu trong tương lai không xa. “Nếu tất cả các con lợn nái của mình nuôi đều được gắn chíp, mọi thông tin đàn lợn đều quản lý bằng các phần mềm thì các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, khủng hoảng thừa, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi sẽ không còn là nỗi lo nữa”, anh Cường nói.

     

    Anh Cường kể thêm về bà chủ trang trại mà anh tham quan ở Hà Lan. Bà này đồng thời là nhà thiết kế thời trang. Một tuần bà chỉ làm việc hai ngày ở trang trại với công việc chính là xuất và nhập lợn. Hệ thống trang trại hoạt động hoàn toàn tự động. Điều này đã tạo cảm hứng để anh Cường ấp ủ xây dựng một trang trại tự động hoàn toàn như vậy trong tương lai.

     

    Hà Nga

    Nguồn: Báo Hải Dương

    2 Comments

    1. Nguyễn đức phi long

      Tôi cũng rất muốn chăn nuôi nhưng điều kiện về thời gian và tiền bạc rất hạn chế. Anh có thể tư vấn dùm tôi không? Đc ấp 10 xã sông ray huyện cẩm mỹ tỉnh đồng nai sdt 0969333345

    2. Dương văn Tùng

      A có thể gui mail và sô đt để minh liên hệ ko?minh ở Cao an Cẩm giàng 0961893789

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.