Người nông dân xứ dừa thoát nghèo, làm giàu từ nuôi bò - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Người nông dân xứ dừa thoát nghèo, làm giàu từ nuôi bò

    Khởi đầu từ việc nuôi bò, đến nay, ông ông Huỳnh Văn Đẹt ở xã An Định (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

     

    Cần kiệm vượt qua khó khăn, chăm lo lao động để có cuộc sống khá giả và chăm lo giúp đỡ người nghèo, đó là bản chất tiêu biểu của ông Huỳnh Văn Đẹt (tức ông Mười Đẹt), 57 tuổi, ở ấp Phú Lợi Thượng, xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Nhờ vậy nên ông Mười Đẹt được công nhận gương điển hình của địa phương trong việc thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

     

    Ông Phan Văn Ân cũng như một số nông dân khác ở xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre rất phấn khởi vì đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ việc cho mượn bò con nuôi của ông Huỳnh Văn Đẹt.

     

    Hơn 15 năm qua, khi cuộc sống gia đình khá giả, ông Mười Đẹt đã “đỡ đầu” cho các hộ dân nghèo khó mượn bò con để nuôi. Sau 2 năm bò xuất chuồng, mới hoàn trả lại tiền gốc mà không tính lãi. Ngoài ra, ông còn tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân “mượn bò” chăn nuôi đạt hiệu quả. Ông Phan Văn Ân cho biết, việc cho mượn “cần câu” của ông Mười Đẹt rất có ý nghĩa thiết thực: “Từ khi mượn bò đến nay tôi nuôi đều phát triển tốt. Được ông Mười hướng dẫn kỹ thuật, từ đó thấy việc nuôi bò rất ổn định, ít bệnh tật nên phát triển đến nay rất tốt. Hội viên được mượn bò đến khi xuất chuồng, mọi người tích lũy có được đồng vốn. Vốn tích lũy lại có thể đầu tư làm ăn nhiều việc khác nên khả năng thoát nghèo rất cao”.

     

    Trước đây, gia đình ông Huỳnh Văn Đẹt có cuộc sống rất khó khăn, ruộng đất sản xuất rất ít. Mỗi ngày, vợ chồng ông phải lam lũ đi làm thuê với đủ thứ ngành nghề để mưu sinh. Năm 1980, được sự đồng ý của vợ, ông đã bán đôi bông tai ngày cưới 9 phân vàng 24K để mua một con bò con nuôi.

     

    Từ một con bò cái khởi nghiệp, sau nhiều năm ông đã gầy dựng được đàn bò thương phẩm gần 20 con. Tích lũy nguồn vốn khá, ông Mười Đẹt đi các nơi chọn mua bò về vỗ béo để bán kiếm lời. Nhờ có kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn bò của gia đình người nông dân này luôn phát triển và sinh sản tốt. Từ chỉ có một công đất ở, đến nay, ông Huỳnh Văn Đẹt đã sang nhượng được 1,4 ha đất để trồng cỏ nuôi bò với nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Cuộc sống khá giả, ông nghĩ đến những nông dân nghèo khó “một nắng hai sương” và giúp đỡ họ bằng việc cho mượn bò con nuôi. Đến nay, ông đã giúp cho hàng trăm hộ dân trong và ngoài huyện Mỏ Cày Nam có được trên 1.000 con bò để nuôi. Mỗi hộ dân khi nhận bò về nuôi sau 2 năm mới hoàn trả tiền gốc mà không phải trả tiền lãi. Đến nay, hầu hết các hộ dân mượn bò đều chăn nuôi đạt kết quả. Dù trị giá bò con trên dưới 10 triệu đồng/ một con, sau 2 năm nuôi, nông dân bán mỗi con bò trưởng thành được 40-50 triệu đồng.

     

    Ông Huỳnh Văn Đẹt cho biết, ông rất thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc quan tâm phục vụ nhân dân, nhất là những người nghèo khó. Trong cuộc sống, người nông dân phải “cần- kiệm”, siêng năng trong lao động để “tích tiểu thành đại”, đem lại niềm vui cho người khác là hạnh phúc của mình. Việc cho nông dân khác mượn bò con về nuôi không tính lãi của ông Mười Đẹt xuất phát từ tình cảm và lòng nhân ái; giúp nhiều người dân tránh được nạn “tín dụng đen” đang nhức nhối ở nông thôn.

    Nhiều nông dân tham quan mô hình nuôi bò của ông Huỳnh Văn Đẹt.

     

    “Xuất phát từ chỗ từ trước vợ chồng quá nghèo, lúc khó khăn cũng vay của người ta lãi suất cao, phái đóng lãi tôi đã quyết tâm thoát nghèo. Bây giờ vợ chồng tôi phấn đấu làm ăn, kinh tế ổn định… nên có điều kiện để giúp cho bà con để giảm gánh nặng cơm áo, gạo tiền” – ông Đẹt chia sẻ.

     

    Cùng với danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh 5 năm liền ông Huỳnh Văn Đẹt còn là tấm gương tiêu biểu qua 2 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “ đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

     

    Tại nơi cư trú, ông Mười Đẹt còn đi đầu trong các cuộc vận động, đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, đường, cầu giao thông nông thôn… Đối với các nông dân trong ấp nuôi bò mà không có nguồn cây cỏ, người nông dân này còn cho mượn đất để trồng cỏ mà không tính tiền thuê đất.

     

    Ông Trần Thế Hiển, Phó Chủ tịch UBND xã An Định cho biết: “Ông Huỳnh Văn Đẹt là tấm gương sáng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chi Minh. Ở địa phương ông giúp nhiều người nông dân trên địa bàn xã gặp khó khăn. Ông cho mượn bò để cho nông dân sản xuất, tăng thu nhập để làm giàu. Đây là một mô hình hay, UBND và Hội Nông dân xã cố gắng nhân rộng cho nông dân trên địa bàn xã để thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, ông Đẹt về công tác xã hội đã vận động mạnh thường quân và bản thân ông đã đóng góp vật chất là tấm gương nông dân tiêu biểu”.

     

    Bên cạnh việc chăm lo sản xuất, giúp đỡ người nghèo khó, ông Huỳnh Văn Đẹt còn chăm lo xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, khuyên dạy các con chăm lo học tập trở thành người hữu dụng cho xã hội. Trong 3 người con của ông, đến nay có 1 người đã học xong trình độ Thạc sĩ đang công tác tại tỉnh nhà; một người con nhận được học bổng đi học tiến sĩ ở nước Đức và người con nhỏ đang học lớp 11.

     

    Ở tuổi gần 60 nhưng nông dân Huỳnh Văn Đẹt hàng ngày vẫn miệt mài trong lao động, nhất là đi sưu tầm các loại giống bò chất lượng cao để tiếp tục cho nông dân khác mượn nuôi, thoát nghèo. “Vợ chồng tôi ổn định rồi nhưng vẫn tiếp tục chăn nuôi bò, còn việc hỗ trợ cho bà con tùy theo túi tiền. Nếu lúc nào tôi có tiền thì liên hệ với Hội nông dân xã, bà con nào có nhu cầu thì giúp, giúp hết ví thì thôi. Con cái thì cho ăn học để sau này làm việc bằng trí não cũng đỡ vất vã hơn là lao động chân tay như mình” – ông Đẹt giãy bày.

     

    Vượt khó làm giàu và tích cực giúp đỡ nông dân khác cùng thoát nghèo của ông Mười Đẹt ở xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre là nghĩa cử rất cao đẹp, đậm tính nhân văn. Ông Huỳnh Văn Đẹt đã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm, hành động cụ thể, rất xứng đáng là nông dân tiêu biểu của quê hương Đồng khởi anh hùng./.

     

    Nhật Trường/VOV-ĐBSCL

    Nguồn: VOV

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.