Nguy cơ ngập lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nguy cơ ngập lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

    Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp rìa phía bắc rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Nam Trung Bộ nên các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to như: Tam Kỳ (Quảng Nam) 89 mm, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 60 mm, Quy Nhơn (Bình Ðịnh) 46 mm. Dự báo, từ nay đến hết ngày 4-10, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Cảnh báo, trên các sông từ Quảng Nam đến Bình Ðịnh có khả năng xuất hiện lũ nhỏ với biên độ lũ lên từ 1 đến 3 m. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp tại các tỉnh nêu trên.

    Nguy cơ ngập lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

    Các lực lượng giúp dân phòng, chống triều cường tại khu dân cư Bạch Ðằng, TP Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh: TRÌNH KẾ

     

    * Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 10-2018, mực nước hạ lưu sông Hồng sẽ biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của điều tiết thủy điện phía thượng lưu. Tổng lượng nước tháng 10-2018, trên sông Ðà đến hồ Hòa Bình lớn hơn mức trung bình nhiều năm từ 5% đến 10%; trên sông Thao, sông Lô và sông Hồng lớn hơn mức trung bình nhiều năm từ 10% đến 20%.

     

    * Theo dự báo, đến ngày 12-10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 3,90 m (dưới báo động 2 là 0,1 m), tại Châu Ðốc ở mức 3,60 m (trên báo động 2 là 0,10 m); mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,1 đến 0,3 m. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Ðồng Tháp, Long An. Ðề phòng triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2, cấp 3.

     

    * Hiện nay, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang đã phối hợp huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống các công trình cống đập, đê bao nhằm chủ động ngăn lũ và triều cường, bảo vệ hơn 9.600 ha đất canh tác, trong đó có 8.648 ha vườn trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản; thông báo rộng rãi diễn biến thời tiết, thủy văn và lịch vận hành tưới tiêu, nhất là thời gian cụ thể các cống đóng ngăn lũ và triều cường để nhân dân biết và có kế hoạch chủ động lấy nước hoặc thoát nước bảo vệ cây trồng.

     

    * Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, trong 170 hồ chứa thủy điện cập nhật thông tin vận hành có 19 hồ xả điều tiết qua tràn. Lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, ven biển miền trung giảm nhẹ, các hồ vận hành bình thường.

     

    * Trong hai ngày 1 và 2-10, triều cường, sóng lớn liên tục đánh vào khu dân cư Bạch Ðằng, TP Tuy Hòa (Phú Yên) gây ảnh hưởng đời sống của 40 hộ dân với hơn 100 người. Ngày 2-10, Ðồn Biên phòng TP Tuy Hòa đã cử 15 cán bộ, chiến sĩ phối hợp lực lượng dân quân tự vệ giúp đỡ các hộ dân chằng chống những vị trí xung yếu nhất.

     

    * Theo Tổng cục Thống kê, chín tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 161,2 nghìn ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 59,2 triệu cây; sản lượng gỗ khai thác đạt 9.095 nghìn m3. Diện tích rừng bị thiệt hại là 873,1 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy là 333,1 ha; diện tích rừng bị chặt, phá là 540 ha.

     

    Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, từ tháng 10 đến tháng 12 sẽ cơ bản kết thúc thời vụ trồng rừng tập trung ở các tỉnh phía bắc (trừ những loài cây chịu lạnh, trồng ở độ cao hơn 1.000 m). Hiện nay đang trong mùa vụ trồng rừng của các tỉnh miền trung và trồng rừng rải rác tại một số tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Tổng cục đề nghị các địa phương tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm, tránh những ngày khô hạn kéo dài hoặc mưa lũ lớn; trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút.

     

    * Trong chín tháng đầu năm, tỉnh Lào Cai đã trồng hơn 4.450 ha rừng, trong đó rừng sản xuất hơn 2.900 ha; rừng phòng hộ, đặc dụng 113 ha; trồng khác 1.400 ha. Dự kiến đến hết tháng 10, toàn tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất, giữa tháng 12 hoàn thành kế hoạch trồng rừng phòng hộ năm 2018. Tại tỉnh Yên Bái, đến nay các địa phương đã tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện khoán quản lý bảo vệ 208.336,2 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất; khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ, đặc dụng 20.830,4 ha. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hòa Bình trồng được hơn 6,3 nghìn ha rừng tập trung, vượt 6,7% kế hoạch.

     

    * Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố đường dây nóng phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, người dân và các tổ chức khi có thông tin về dịch bệnh có thể phản ánh tới số điện thoại 0203.3623380; số điện thoại của các lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh gồm: 0912.308.644, 0936.952.589, 0975.654.773 để tiếp nhận và kịp thời xử lý dịch bệnh.

     

    * UBND thành phố Ðà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu các quận, huyện tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, phát hiện sớm ổ dịch; kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ; tuyên truyền đến cộng đồng dân cư không tham gia các hoạt động buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y.

     

    * Tỉnh Quảng Ngãi đang tuyên truyền để người chăn nuôi nhận biết được triệu chứng khi lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ðồng thời, khuyến cáo người dân tích cực ngăn ngừa vi-rút xâm nhiễm bằng cách chăn nuôi an toàn sinh học; sử dụng con giống rõ nguồn gốc…

     

    PV và CTV

    Nguồn: Báo Nhân Dân

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.