Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 1/2018 đạt 336 triệu USD, tăng 48,02% so với tháng trước đó và tăng 30,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 1/2018, nhập khẩu TĂCN & NL của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Brazil với hơn 27 triệu USD, tăng 801,41% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Mêhicô với hơn 576 nghìn USD, tăng 420,26% so với cùng kỳ; Bỉ với gần 4 triệu USD, tăng 228,79% so với cùng kỳ, sau cùng là Đức với gần 2 triệu USD, tăng 222,37% so với cùng kỳ.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 1/2018 là Achentina, Mỹ, Ấn Độ, Brazil.. Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 128 triệu USD, tăng 48,48% so với tháng trước đó và tăng 30,83% so với cùng tháng năm ngoái, chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN &NL cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1/2018 đạt hơn 35 triệu USD, tăng 15,52% so với tháng 12/2017 nhưng giảm 43,03% so với cùng tháng năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ Achentina trong tháng 1/2018 đạt mức cao nhất, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN &NL tiềm năng của Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 1/2018 là Ấn Độ, với trị giá hơn 33 triệu USD, tăng 135,43% so với tháng trước đó và tăng 182,13% so với cùng tháng năm trước đó.
Ngoài ba thị trường trên còn kể đến thị trường Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và UAE với kim ngạch đạt 27 triệu USD, 25 triệu USD, 13 triệu USD; 6,7 triệu USD; và 6,4 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu tháng 1/2018
ĐVT: nghìn USD
Thị trường |
T1/2017 |
T12/2017 |
T1/2018 |
+/- So với T12/2017 (%) |
+/- So với T1/2017 (%) |
Tổng KN |
258.726 |
227.576 |
336.864 |
48,0 |
30,2 |
Achentina |
97.982 |
86.334 |
128.186 |
48,5 |
30,8 |
Ấn Độ |
11.940 |
14.309 |
33.688 |
135,4 |
182,1 |
Anh |
60 |
134 |
121,7 |
||
Áo |
8.193 |
577 |
583 |
1,0 |
-92,9 |
Bỉ |
1.193 |
3.089 |
3.924 |
27,0 |
228,8 |
Brazil |
3.068 |
5.749 |
27.656 |
381,0 |
801,4 |
UAE |
5.492 |
4.606 |
6.438 |
39,8 |
17,2 |
Canada |
827 |
1.059 |
1.874 |
76,9 |
126,6 |
Chilê |
820 |
462 |
216 |
-53,3 |
-73,6 |
Đài Loan |
4.533 |
6.526 |
6.279 |
-3,8 |
38,5 |
Đức |
541 |
329 |
1.744 |
430,0 |
222,4 |
Hà Lan |
3.208 |
1.750 |
1.473 |
-15,8 |
-54,1 |
Hàn Quốc |
2.113 |
4.147 |
3.625 |
-12,6 |
71,5 |
Mỹ |
61.614 |
30.382 |
35.099 |
15,5 |
-43,0 |
Indonesia |
8.682 |
9.723 |
13.225 |
36,0 |
52,3 |
Italia |
4.369 |
4.593 |
4.140 |
-9,9 |
-5,3 |
Malaysia |
1.971 |
1.657 |
3.678 |
122,0 |
86,6 |
Mêhicô |
110 |
150 |
576 |
283,9 |
420,3 |
Nhật Bản |
397 |
90 |
29 |
-67,5 |
-92,6 |
Australia |
1.322 |
2.423 |
1.738 |
-28,3 |
31,4 |
Pháp |
2.306 |
2.188 |
2.261 |
3,4 |
– 2 |
Philippin |
882 |
2.018 |
2.129 |
5,5 |
141,3 |
Singapore |
1.050 |
1.636 |
1.274 |
-22,1 |
21,3 |
Tây Ban Nha |
1.655 |
939 |
520 |
-44,7 |
-68,6 |
Thái Lan |
6.236 |
6.024 |
6.700 |
11,2 |
7,4 |
Trung Quốc |
11.266 |
16.644 |
25.529 |
53,4 |
126,6 |
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN tháng 1/2018
Mặt hàng |
T1/2017 |
T1/2018 |
So với cùng kỳ |
|||
Lượng (1000 tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng (1000 tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng (%) |
Trị giá (%) |
|
Lúa mì |
228 |
48.391 |
727 |
171.792 |
218,5 |
255 |
Ngô |
590 |
115.920 |
959 |
179.507 |
62,5 |
54,9 |
Đậu tương |
94 |
42.378 |
42 |
19.218 |
– 55,1 |
– 54,7 |
Dầu mỡ động thực vật |
57.163 |
72.317 |
26,5 |
(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2018 đạt 727 nghìn tấn với giá trị đạt 171 triệu USD, tăng 218,5% về khối lượng và tăng 255% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong tháng 1/2018 là Nga, chiếm tới 49%; tiếp đến là Australia chiếm 24%, thị trường Canada chiếm 14%, thị trường Brazil chiếm 4% và thị trường Mỹ chiếm 9% trong tổng lượng nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều tăng cả về khối lượng và trị giá so với tháng 1/2017. Trong tháng 1/2018, khác với năm trước thị trường Nga nhập khẩu trong tháng đầu tiên của năm.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 1/2018 đạt 42 nghìn tấn với giá trị 19 triệu USD, giảm 55,1% về khối lượng và giảm 54,65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 1/2018 đạt 959 nghìn tấn với giá trị đạt 179 triệu USD, tăng 62,46% về khối lượng và tăng 54,85% về trị giá so với tháng 1/2017. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong tháng 1/2018, chiếm lần lượt là 63% và 36% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong tháng 1/2018 khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng gần 1,5 lần so với tháng 1/2017 nhưng trị giá lại tăng gần 2 lần. Điều này chứng tỏ giá nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan trong tháng 1/2018 cao hơn so với tháng 1/2017.
Vũ Lanh
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- nguyên liệu tacn li>
- nhập khẩu tacn li> ul>
- Thư mời Tham dự VIV ASIA 2019 và Lễ Kỉ Niệm 25 năm thành lập Tập Đoàn Vet Products Group
- ANOVA FEED – 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
- FAO Việt Nam hỗ trợ kiểm soát dịch tả lợn châu Phi
- Hưng Yên: Phát hiện thêm 6 hộ chăn nuôi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
- Công ty CP Kota interfarm tuyển dụng nhân viên
- Thái Nguyên: Nuôi gà Ri lai theo hướng an toàn sinh học cho thu lãi khá cao
- Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi
- Chăn nuôi gà tây kiểu truyền thống
- Giá thịt lợn hơi tại khu vực phía Nam tăng
- Giải trình tự gen, xét nghiệm miễn phí với Bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Tin mới nhất
CN,24/02/2019
- Thư mời Tham dự VIV ASIA 2019 và Lễ Kỉ Niệm 25 năm thành lập Tập Đoàn Vet Products Group
- ANOVA FEED – 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
- FAO Việt Nam hỗ trợ kiểm soát dịch tả lợn châu Phi
- Hưng Yên: Phát hiện thêm 6 hộ chăn nuôi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
- Công ty CP Kota interfarm tuyển dụng nhân viên
- Thái Nguyên: Nuôi gà Ri lai theo hướng an toàn sinh học cho thu lãi khá cao
- Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi
- Chăn nuôi gà tây kiểu truyền thống
- Giá thịt lợn hơi tại khu vực phía Nam tăng
- Giải trình tự gen, xét nghiệm miễn phí với Bệnh Dịch tả lợn châu Phi
- nguyễn thị hảo: mình muốn mua alo nhé giá cả sao? đthoại 0907299679 muốn thử nghiệm trên địa bàn
- mai thu: Em ở Gia lai, muốn mua cút giống. Liên hệ e số 0979637840
- Doan thi mong nhu: Cho minh xin nhan vien cty sóng hồng khu vực trà vinh
- Hoàng chí Tôn: Đánh bóng tên tuổi anova feed.
- Đón Minh Tuyên: Chỉ cho em cách điều trị gà bị liệt chân và bị phân xanh trắng Em xin cảm ơn
- Nguyễn văn tiến: Cho e hỏi cách khắc phục chim cút đẻ trứng trắng
- Chíu a pẩu: Quảng Ninh cho hỏi mua đâu gần nhất
- Luu Ngọc linh: Khu vực gần cầu cần thơ phía vĩnh long có đại lý ko bạn
- Nguyễn văn linh: Giá gà giống bao nhiêu tiền 1 con giống vậy ạ
- bùi thị ngọc: cho xin sdt của a chủ trại với ạ
- Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn
- Công ty TNHH Biển Đông DHS: Khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn công nghệ quốc tế
- Ca bệnh lâm sàng của bệnh Dịch tả heo châu phi ở một trại Trung Quốc
- Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi
- Xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực mạnh ở Phú Yên
- 100 doanh nghiệp sản xuất TACN lớn nhất thế giới năm 2017
- Dịch lở mồm long móng xuất hiện ở Lào Cai
- Công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát
- Thịt lợn Mỹ muốn gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam