Lũy kế 7 tháng năm 2021 nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt trên 2,93 tỷ USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 7/2021 tăng mạnh trở lại, tăng 28,6% so với tháng 6/2021 và tăng 50,4% so với tháng 7/2020, đạt 476,98 triệu USD. Lũy kế 7 tháng năm 2021 đạt trên 2,93 tỷ USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất vẫn có xuất xứ từ Achentina, Riêng nhập khẩu từ thị trường này đã chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,03 tỷ USD, tăng 19,6%; riêng tháng 7/2021 nhập khẩu tăng rất mạnh 144% so với tháng 6/2021 và tăng 50,2% so với tháng 7/2020, đạt 196,71 triệu USD.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Mỹ trong tháng 7/2021 cũng tăng mạnh 49% so với tháng 6/2021 và tăng 80% so với tháng 7/2020, đạt 65,53 triệu USD; nâng kim ngạch 7 tháng lên 479,24 triệu USD, tăng mạnh 77,7% so với cùng kỳ, chiếm 16,3%.
Ngược lại, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Brazil trong tháng 7/2021 lại sụt giảm mạnh 28% so với tháng 6/2021 nhưng vẫn tăng 79,5% so với tháng 7/2020, đạt 78,8 triệu USD và kim ngạch 7 tháng vẫn tăng mạnh 66,4% so với cùng kỳ, đạt 341,98 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu thức ăn gia súc từ thị trường EU 7 tháng đầu năm cũng tăng mạnh trên 62% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 241,2 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn gia súc từ thị trường Đông Nam Á chỉ tăng nhẹ 2,6%, đạt 191,71 triệu USD.
Nhìn chung, nhâp khẩu thức ăn gia súc từ hầu hết các thị trường chủ đạo trong 7 tháng đầu năm 2021 đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2021
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/8/2021 của TCHQ)
Nguồn: VITIC
Thuỷ Chung
Trung tâm TTCN&TM
- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hợp tác về phúc lợi động vật để phát triển chăn nuôi bền vững
- Khởi công dự án ‘Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu’
- Nuôi bò 3B thu nhập cao
- Cục Thú y công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh Newcastle
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Anh coi trọng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
- Nghệ An: Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Heo giống ế ẩm, giá thấp
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh được tái cơ cấu thế nào?
Tin mới nhất
CN,29/05/2022
- Hợp tác về phúc lợi động vật để phát triển chăn nuôi bền vững
- Khởi công dự án ‘Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu’
- Nuôi bò 3B thu nhập cao
- Cục Thú y công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh Newcastle
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Anh coi trọng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
- Nghệ An: Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Heo giống ế ẩm, giá thấp
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh được tái cơ cấu thế nào?
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất