Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật trong 7 tháng đầu năm 2019.

 

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 7 tháng đầu năm 2019

Mặt hàng

 

7T/2019

+/- So với 7T/2018

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

1.469

409.580

-51,5

-43,4

Ngô

5.340

1.110.097

-1,8

0,4

Đậu tương

1.020

402.824

0.6

-9,4

Dầu mỡ động thực vật

 

392.025

 

-6,2

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

 

Lúa mì:Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2019 đạt 217 nghìn tấn với kim ngạch đạt 58 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2019 lên hơn 1,469 triệu tấn, với trị giá hơn 409 triệu USD, giảm 51,45% về khối lượng và giảm 43,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong  7 tháng đầu năm 2019 là Australia chiếm 38% thị phần; Canada chiếm 21%; Nga chiếm 12%, Mỹ chiếm 7% và Brazil chiếm 6%.

 

Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Nga, Mỹ và Australia. Trong 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 88,34% về lượng và giảm mạnh 85,76% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Mỹ giảm 26,6% về lượng và giảm 26,68% về trị giá so với cùng kỳ. Sau cùng là Australia giảm 29,2% về lượng và giảm 22,32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, Canada tăng 23,1% về lượng và tăng 24,97% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Brazil tăng mạnh 10,98% về lượng và 41,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Đậu tương:Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2019 đạt 68 nghìn tấn với trị giá hơn 28 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị 402 triệu USD, tăng 0,56% về khối lượng nhưng giảm 9,42% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Ngô:Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2019  đạt hơn 763 nghìn  tấn với trị giá đạt 153 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2019 lên hơn 5,3 triệu tấn, trị giá hơn 1,1 tỉ USD, giảm 1,83% về khối lượng nhưng tăng 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Tuy nhiên, nhập khẩu ngô trong 7 tháng đầu năm 2019 từ các thị trường chủ yếu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.  Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 63% và 34% thị phần.

 

Vũ Lanh

Nguồn: Vinanet