Nuôi hươu lấy nhung - Cách làm giàu phù hợp với người nông dân - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi hươu lấy nhung – Cách làm giàu phù hợp với người nông dân

    Gần 10 năm, tôi tình cờ gặp lại anh – người thanh niên thủa đó với hai bàn tay trắng, có những lúc phải đi làm phụ hồ… chỉ để kiếm vài trăm nghìn đồng. Nay, anh đã trở thành ông chủ của một trang trại nuôi hươu lấy nhung ở huyện Phú lương (tỉnh Thái Nguyên) với tổng số vốn trong tay lên đến hàng tỷ đồng, khiến tôi thật sự ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.

     

    Nuôi hươu lấy nhung - Cách làm giàu phù hợp với người nông dân

    Một góc trang trại nuôi hươu lấy nhung của gia đình anh Phạm Văn Kiên.

     

    Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại rộng hơn 2ha ở xóm Dọc Cọ, xã Cổ Lũng (Phú Lương), anh Phạm Văn Kiên không giấu niềm phấn khởi, tự hào. Tôi hiểu, đó là thành quả của biết bao đêm anh trăn trở, suy tính xem nuôi con gì để có thể thoát cảnh nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình. Nhớ ngày đầu khởi nghiệp, vốn không có, anh phải vay mượn anh em, bạn bè đầu tư chăn nuôi lợn rừng, nhím, chồn rồi đến cày vòi… Sở thích của anh là chăn nuôi những “con đặc sản”. Nhưng những vật nuôi này đều không mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi nhiều lý do như thị thường tiêu thụ bão hòa, giá cả bấp bênh, dịch bệnh… Gần 10 năm kể từ ngày bắt đầu nuôi ý chí làm giàu, biết bao mồ hôi đã đổ xuống, đôi bàn tay đã trai sần, có lúc lại rơi vào bế tắc bởi một tính toán sai lầm, song chính những thất bại đó lại cho anh những bài học kinh nghiệm quý giá trong làm ăn. Và nuôi hươu sao lấy nhung, bán giống, đã mở ra cho anh cơ hội làm giàu bền vững.

     

    Anh Kiên cho biết: Sở dĩ tôi lựa chọn nuôi hươu lấy nhung bởi loại vật này chỉ ăn các loại cỏ, lá dễ kiếm, chi phí thấp, phù hợp với những người nông dân như chúng tôi. Trong khi đó, theo y học cổ truyền, nhung hươu là một trong 4 dược liệu quý (nhân sâm, lộc nhung, nhục quế, bạch phụ tử) có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người như tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Còn theo Tây y, nhung hươu có tác dụng bổ toàn thân, sảng khoái tinh thần, làm vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, tạo huyết, bổ tim, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa các chất protid, glucid… dùng chữa các chứng bệnh do thận dương không đủ, nam giới liệt dương, đái són, váng đầu, đau lưng, mỏi gối, trẻ em chậm lớn, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu tử cung, bạch đới… Đặc biệt, chân hươu nấu cháo hoặc hầm canh có tác dụng an thai rất tốt.

     

    Anh Kiên phân tích: Hươu chỉ ăn các loại cỏ, lá cây như: sắn, xoan, bạch đàn, keo, cỏ voi… Nếu như nuôi 20 con hươu thì mỗi ngày chỉ cần 2 giờ đồng hồ đi kiếm cỏ, lá về cho hươu ăn. Mỗi con ăn từ 3 – 4kg cỏ, lá/ngày. Lúc hươu mọc nhung mới cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn như cho chúng ăn thêm chuối, ngô, cà rốt… để nhung đạt trọng lượng, chất lượng cao hơn. Hươu cái 2 tuổi thì bắt đầu sinh sản, mỗi năm một lần. Hươu đực cũng 2 tuổi bắt đầu cho nhung (1 lần/năm). Lộc nhung mọc vào mùa Xuân, khoảng 45 ngày thì được cắt. Hươu có thể cho nhung từ 15 – 25 năm; giá 1kg nhung từ 20-25 triệu đồng.

     

    Qua 3 năm gắn bó với con hươu sao, gia đình anh Kiên đã có của ăn của để, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi loài hoang dã này. Từ chỗ chỉ có vài chục con, nay đàn đã phát triển lên gần trăm con, nhiều khách đặt mua nhung, anh Kiên không có đủ để bán. Thời gian tới, anh có kế hoạch mở rộng quy mô lên khoảng 200-300 con.

     

    Hươu sao là loài nhút nhát, khi con người đến gần rất dễ hoảng loạn, chạy tán loạn, có thể trượt ngã, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, anh Kiên đã dùng lưới sắt B40 làm hàng rào bao quanh khu đất rộng gần 1ha để tạo thành khu vực nuôi thả tự nhiên. Diện tích 1ha còn lại, anh Kiên xây dựng chuồng trại khoa học, thoáng đãng, trồng thêm cỏ voi, cây sắn, xoan, mít… để tạo nguồn thức ăn thường xuyên, tại chỗ cho đàn hươu. Ngoài kiến thức đã có, anh Kiên luôn tích cực học hỏi qua qua sách, báo, cách chăm sóc, phòng bệnh nên đàn hươu của gia đình luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

     

    Nghề nuôi hươu phù hợp với những gia đình nhà nông, ít nhân lực, bởi nuôi hươu không tốn nhiều công lao động, nguồn thức ăn dễ kiếm nên không cần nhiều vốn đầu tư. Anh Kiên luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những ai có nhu cầu tìm hiểu cách chăn nuôi hươu lấy nhung.

     

    Rời trang trại chăn nuôi hươu, chúng tôi mang theo niềm vui sự phấn chấn của ông chủ trẻ và hình ảnh đàn hươu nhởn nhơ ăn cỏ trong nắng chiều vàng nhạt, tạo cảm giác thật thanh bình, nhàn nhã. Với ý chí và quyết tâm thoát cảnh nghèo khó, anh Kiên đã không chùn bước trước mọi khó khăn, thử thách, thất bại để vươn lên làm giàu chính đáng, không chỉ mang lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho gia đình mà còn tạo việc làm ổn định cho một số lao động địa phương.

     

    H.Đ

    Nguồn: Báo Thái Nguyên

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.