Nuôi thỏ ‘3 sạch’ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi thỏ ‘3 sạch’

    Gần 2 năm nuôi thỏ theo hình thức “3 sạch” (chuồng sạch, thức ăn sạch, con giống sạch), gia đình cô Đặng Thị Nguyệt, ngụ ấp Bình Tiên, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã cung cấp ra thị trường nhiều lứa thỏ thịt chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

    Nuôi thỏ ‘3 sạch’

    Cô Đặng Thị Nguyệt chăm sóc đàn thỏ của gia đình mình.

     

    Vốn ít, dễ chăm sóc

     

    Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, mô hình nuôi thỏ không chỉ giúp gia đình cô Nguyệt phát triển kinh tế, mà còn giúp nhiều hộ gia đình khác vươn lên phát triển kinh tế, giúp địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

     

    Năm 2017, đang trong thời điểm thỏ rớt giá đến đỉnh điểm nhưng cô Đặng Thị Nguyệt vẫn mạnh dạn mua thỏ về nuôi, bởi cô dự đoán giá thỏ sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Cô Nguyệt dùng 5 triệu đồng tiền tích góp mua 40 con thỏ nái. Tận dụng đất vườn nhà, cô trồng rau lang và cỏ để làm thức ăn cho thỏ.

     

    Theo cô Nguyệt, nuôi thỏ vốn ít, lại dễ chăm sóc, mỗi ngày cô có thể vừa chăm sóc đàn thỏ vừa làm các công việc khác trong gia đình. Đối với hệ thống chuồng, cô làm thành từng hộc nhỏ, có đệm lót sinh học để hạn chế mùi hôi. Cô dùng phân thải từ thỏ bón cây, vừa tiết kiệm một phần chi phí, vừa góp phần giảm tối đa dịch bệnh cho đàn thỏ và bảo vệ môi trường xung quanh. Ở tuổi 60, sức bền lao động giảm, nhưng với mô hình này, cô Nguyệt cảm thấy phù hợp với mình, vì việc chăm sóc thỏ không đòi sức lao động nhiều.

     

    Đàn thỏ của cô Nguyệt hiện có hơn 50 thỏ nái sinh sản, 200 thỏ lứa. Theo cô Nguyệt, nuôi thỏ đơn giản nhưng phải chăm sóc tỉ mỉ, chú ý tiêm vắc-xin phòng các bệnh nấm, ghẻ, tụ cầu trùng… Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ từ 5 – 7 ngày phải được phun thuốc diệt khuẩn. Mùa lạnh, đàn thỏ cần được che chắn giữ ấm. Cô Nguyệt chia sẻ: “Mỗi năm, thỏ mẹ có thể đẻ từ 8 – 9 lứa, mỗi lứa từ 7 – 8 con. Thỏ con được 1 tháng tuổi thì có thể tách mẹ để nuôi thương phẩm. Sau khoảng hơn 1 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2 – 2,2kg là có thể xuất bán. Mô hình nuôi thỏ này đem lại cho người nông dân thu nhập ổn định”.

     

    Hiện tại, mỗi tháng cô Nguyệt xuất bán khoảng 100 con thỏ thịt, mỗi con trung bình từ 2 – 2,2kg, với giá hơn 70.000 đồng/kg. Trừ đi các khoản chi phí, cô thu lãi từ 4 – 5 triệu đồng. Nguồn thịt thỏ trong thời điểm này khá hút hàng nên cô yên tâm trong việc tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại.

     

    Mô hình phù hợp

     

    Không giấu nghề, cô Đặng Thị Nguyệt luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nuôi thỏ cho các hộ gia đình có nhu cầu. Hiện cô cung cấp cho hơn 20 hộ gia đình ở địa phương và các xã khác trong huyện nguồn thỏ giống để chăn nuôi, cùng nhau phát triển kinh tế hộ.

     

    Chị Trương Thị Ngọc – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành cho hay: “Mô hình nuôi thỏ của gia đình cô Nguyệt là một trong những mô hình phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Xã Bình Thành qua một thời gian bị xâm nhập mặn, việc canh tác lúa gặp khó khăn, cho nên người dân dùng đất canh tác lúa trồng cỏ hoặc rau để chăn nuôi thỏ rất phù hợp. Đặc biệt, đối với lao động nữ, đây là công việc khá nhẹ nhàng, ít tốn công chăm sóc. Do vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã rất quan tâm, khuyến khích hội viên phụ nữ nhân rộng mô hình này và hướng tới sẽ thành lập tổ hợp tác chăn nuôi thỏ để phát triển kinh tế cho bà con”.

     

    Hiện nay, trong khi các loại vật nuôi khác gặp khó khăn về nguồn giống, chi phí đầu tư cao, giá bán đầu ra thấp, mô hình nuôi thỏ của gia đình cô Đặng Thị Nguyệt là một hướng đi có tính ổn định. Bởi giá bán khá cao và ổn định, mang lại lợi nhuận cho người nuôi. Từ kinh nghiệm chăn nuôi thỏ của gia đình cô Nguyệt, hy vọng rằng nhiều người dân trên địa bàn huyện sẽ mở rộng sản xuất, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

     

    Bài, ảnh: Minh Mừng

    Nguồn: Báo Đồng Khởi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.